Commit e173a938 authored by Anh26535D's avatar Anh26535D

first commit

parents
Pipeline #277 failed with stages
in 0 seconds

Too many changes to show.

To preserve performance only 1000 of 1000+ files are displayed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
PHÂN HỆ CẬN LÂM SÀNG:
Phân hệ phòng xử lý dành cho các phòng cận lâm sàng là một tính năng của phân hệ phòng xử lý trong hệ thống tích hợp quản lý bệnh viện HIS_PRO 2.0 có chức năng xử lý các vấn đề liên quan đến cận lâm sàng.
Đối tượng sử dụng phân hệ này là bác sĩ, y tá và các kỹ thuật viên của các khoa cận lâm sàng:
- chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, xét nghiệm..
- Kết nối các máy sinh ảnh để in kết quả chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, nội soi, xquang …
- Kết nối máy xét nghiệm và in kết quả xét nghiệm.
- Tạo các sổ, báo cáo BHYT và báo cáo của các khoa Lâm sàng và CLS
Giao diện PHÂN HỆ CẬN LÂM SÀNG
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng cls
- Giao diện chính Phân hệ CẬN LÂM SÀNG
Sau khi Chọn phòng, sẽ xuất hiện menu phòng Xử lý đã chọn -> click chọn "Phòng Khám/CLS" để mở giao diện chính của phân hệ cận lâm sàng.
Danh sách chức năng của PHÂN HỆ CẬN LÂM SÀNG:
- Chức năng Phòng Khám/CLS: Giao diện chính của phân hệ.
- Chức năng Camera: Là chức năng để kết nối máy sinh ảnh.
- Chức năng Danh sách y lệnh: Là chức năng xem lại danh sách y lệnh của khoa vừa thực hiện.
- Chức năng Hồ sơ điều trị: Là chức năng để tra cứu, quản lý hồ sơ điều trị của bệnh nhân (tương đương bệnh án trên phần mềm)
- Chức năng Kết nối xét nghiệm: Là chức năng để kết nối LIS
- Chức năng Lịch sử điều trị: Là chức năng tra cứu lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân trên hệ thống. Từ đó có thể xem lại toàn bộ lịch sử, chẩn đoán, dịch vụ, diễn biến … của một hay tất cả bệnh nhân.
- Chức năng màn hình chờ: Màn hình chờ phòng khám
- Chức năng Sửa Yêu cầu Khám: Là chức năng sửa lại yêu cầu khám để bệnh nhân khám chuyển khoa khác hoặc phòng khác nếu phòng hiện tại không thực hiện khám.
- Chức năng Tiếp nhận chuyển khoa: Là chức năng có thể tiếp nhận BN vào khoa trong trường hợp bệnh nhân được chuyển từ khoa khác.
- Chức năng Xuất hao phí khoa phòng: Là chức năng để khoa, phòng thực hiện xuất, in hao phí khoa phòng trong khi hoạt động
Mô tả chi tiết các chức năng nghiệp vụ của PHÂN HỆ CẬN LÂM SÀNG:
- Phòng Xét nghiệm:
- Hướng dẫn nghiệp vụ xử lý tại Phòng Xét nghiệm:
++ Sau khi chọn phòng tại giao diện chính chọn nút icon chức năng Xử lý yêu cầu
++ Chọn Bệnh nhân cần thực hiện  chọn nút Click đúp chuột trái hoặc chọn nút Xử lý (Ctrl X) ở phía dưới
++ Sau khi Bắt đầu Chọn Xử lý (Những Bệnh nhân được Bắt đầu sẽ có vòng tròn màu vàng) Sau đó xuất hiện giao diện trả kết quả Xét nghiệm:
Nhập kết quả vào ô giá trị để trả kết quả (Đối với những viện đa kết nối với máy xét nghiệm thì không phải nhập tay nữa, máy xét nghiệm sẽ tự động đổ kết quả vào phần mềm)
Sau khi đã nhập xong giá trị thì Lưu lại kết quả và in kết quả nếu muốn. Ngoài ra, phần mềm cũng có thể cho phép kê vật tư, hóa chất kèm theo xét nghiệm đó :
++ Chọn nút Khác để trỏ ra các chức năng phụ
Sau khi Lưu và in thì chọn nút Kết thúc phía dưới để hoàn thành việc trả kết quả.
- Phòng CĐHA: Siêu Âm, Nội Soi, Xquang, CT,…
+ Hướng dẫn nghiệp vụ xử lý tại phòng Phòng CĐHA
++ Sau khi chọn phòng tại giao diện chính chọn nút icon chức năng Xử lý yêu cầu
++ Chọn Bệnh nhân cần thực hiện  chọn nút Click đúp chuột trái hoặc chọn nút Xử lý (Ctrl X) ở phía dưới
++ Sau khi Bắt đầu Chọn Xử lý (Những Bệnh nhân được Bắt đầu sẽ có vòng tròn màu vàng) Sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ trả kết quả:
Giao diện trả kết quả xuất hiện thì chúng ta nhập kết quả vào phần mềm như hình. Ngoài ra chính ta có thể chọn theo mẫu (Những mẫu kết quả này đã được thiết lập sẵn, chúng ta chỉ cần chọn)
Chọn chức năng khác để trỏ ra các chức năng con
Chọn chức năng Danh mục mẫu (Những mẫu kết quả này đã được thiết lập sẵn, chúng ta chỉ cần chọn)
Ngoài ra chúng ta cần chụp ảnh thì có thể chọn nút chụp ảnh.
Nhập vật tư hao phí đi kèm
Sau khi nhập hết thông tin kết quả thì Lưu lại và in kết quả
Sau khi lưu và in kết quả tiếp theo chọn nút kết thúc để hoàn thành việc trả kết quả.
- Phòng Thủ thuật, Phẫu thuật:
Bước 1: Sau khi chọn phòng tại giao diện chính chọn nút icon chức năng Xử lý yêu cầu
Bước 2: Chọn Bệnh nhân cần thực hiện  chọn nút Click đúp chuột trái hoặc chọn nút Xử lý (Ctrl X) ở phía dưới
Bước 3: Sau khi Bắt đầu Chọn Xử lý (Những Bệnh nhân được Bắt đầu sẽ có vòng tròn màu vàng) Sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ trả kết quả:
Để chỉ định dịch vụ hoặc vật tư, thuốc, máu đi kèm trong gói và ngoài gói thì sử dụng chức năng: Chỉ định DV KT , Kê đơn dược:
Để chỉ định Dịch vụ phát sinh hoạch Dịch vụ không phát sinh: Chọn Chỉ định GPBL
Sau khi nhập hết các thông tin, chi tiết trong gói, chi phí ngoài gói thì Lưu lại và Kết thúc xử lý
Trường hợp BN các khoa lâm sàng chuyển hẳn hồ sơ sang Khoa GMHS thì sau khi PTTT xong khoa GMHS phải chuyển khoa về cho các khoa lâm sàng.
- Cách tạo báo cáo: Sổ Khám Bệnh, Sổ Xét nghiệm,Sổ thủ thuật, Sổ phẫu thuật,…
Bước 1: Chọn mục tạo báo cáo
Bước 2: Chọn Báo cáo cần lấy, chọn dấu cộng màu xanh đầu mỗi báo cáo
Bước 3: Nhập và điền thông tin cho Báo cáo:
Gồm các thông tin sau: Mẫu báo cáo, Tên báo cáo, từ ngày - đến ngày,...
Tùy thuộc vào loại báo cáo đã chọn sẽ có các thông tin khác cần nhập, người dùng nhập đầy đủ các thông tin
Bước 4: Nhấn nút "Yêu cầu" (Ctrl S)
Bước 5: Sau khi Yêu cầu, tiếp theo ta sang Danh sách báo cáo để xem các báo báo đã tạo. Tại đây có thể xem trạng thái, tải file báo cáo đã hoàn thành,...
This diff is collapsed.
PHÂN HỆ KẾ TOÁN KHO:
Giao diện PHÂN HỆ CẬN LÂM SÀNG
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào kho muốn sử dụng
- Giao diện chính Phân hệ KẾ TOÁN KHO
Sau khi Chọn phòng, sẽ xuất hiện menu Kho đã chọn.
Danh sách chức năng của PHÂN HỆ KẾ TOÁN KHO:
- Nhập kho: Nhập thuốc, vật tư
- Báo cáo: tồn kho,..
Mô tả chi tiết các chức năng của PHÂN HỆ KẾ TOÁN KHO:
- Nhập kho
Có rất nhiều hình thức nhập kho khác nhau: nhập từ nhà cung cấp, nhập kiểm kê, nhập đầu kỳ, nhập chuyển kho, nhập khác, nhập hàng tặng… Hệ thống sẽ gom một số loại nhập vào 1 chức năng.
+ Nhập thuốc, vật tư: (nhập nhà cung cấp, nhập đầu kỳ, nhập kiểm kê, nhập khác)
Tùy vào yêu cầu nhập khác nhau mà người dùng có thể chọn loại nhập. Các thông tin không bắt buộc hệ thống sẽ tự động ẩn đi để người dùng không phải nhập
Ví dụ:
++ Nếu nhập từ nhà cung cấp sẽ bắt buộc chọn nhập theo thầu hay ngoài thầu, nhà cung cấp và số chứng từ (hóa đơn)
++ Nếu nhập kiểm kê (tăng lên do kiểm kê) hay nhập đầu kỳ (nhập tồn đầu cho kho) thì các thông tin thầu, nhà cung cấp và số chứng từ sẽ ẩn để người dùng không cần nhập.
++ Nếu nhập khác thì người dùng tùy ý nhập thông tin và lưu ý trường lý do để thống kê báo cáo
- Báo cáo:
Với người quản lý kho, báo cáo số liệu vô cùng quan trọng. Tùy vào quyền của người dùng mà số lượng báo cáo là khác nhau. Một số báo cáo liên quan phần kế toán kho cần quan tâm như sau:
+ Bảo cáo xuất nhập tồn: mã MRS00105
+ Báo cáo nhập nhà cung cấp: mã MRS00553
+ Báo cáo xuất trả nhà cung cấp: mã TKB00013
+ Báo cáo Bảng kê hóa đơn mua hàng: mã TKB0002001
+ Báo cáo Nhập từ NCC nhóm theo loại: mã MRS0023603
+ Thống kê lai gộp: mã MRS00297
+ Biến động giá thuốc: mã MRS00706
+ Bảng kê tiền thuốc xuất bán: mã MRS00707
+ Thống kê thuốc theo bác sĩ: mã MRS00207
+ Chi tiết xuất thuốc cho bệnh nhân các ngày: mã MRS00207
PHÂN HỆ KHÁM BỆNH:
Phân hệ khám bệnh là một phân hệ trong hệ thống tích hợp quản lý bệnh viện HIS_PRO 2.0 có chức năng xử lý các vấn đề liên quan đến khám bệnh.
Đối tượng sử dụng phân hệ này là bác sĩ, y tá của khoa Khám bệnh
Những chức năng chính:
- Khám và chỉ định y lệnh cls cho bệnh nhân
- Kê đơn thuốc
- Xử trí khám
...
Giao diện PHÂN HỆ KHÁM BỆNH
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thực hiện
- Giao diện chính Phân hệ KHÁM BỆNH
Sau khi Chọn phòng, sẽ xuất hiện menu phòng Thực hiện đã chọn -> click chọn "Xử lý yêu cầu" để mở giao diện chính của phân hệ Khám bệnh.
Danh sách chức năng của PHÂN HỆ KHÁM BỆNH:
- Chức năng Phòng Khám/CLS(Xử lý yêu cầu): Giao diện chính của phân hệ khám bệnh để thực hiện yêu cầu.
- Camera: Là chức năng để kết nối máy sinh ảnh, cho phép chụp ảnh phục vụ các máy siêu âm, nội soi…
- Danh sách những y lệnh của bệnh nhân: Là chức năng xem lại danh sách y lệnh của khoa vừa thực hiện.
- Hồ sơ điều trị: Là chức năng để tra cứu, quản lý hồ sơ điều trị của bệnh nhân (tương đương bệnh án trên phần mềm)
- Lịch sử điều trị: Là chức năng tra cứu lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân trên hệ thống. Từ đó có thể xem lại toàn bộ lịch sử, chẩn đoán, dịch vụ, diễn biến … của một hay tất cả bệnh nhân.
- Màn hình chờ: Màn hình chờ phòng khám
- Sửa yêu cầu khám:
Là chức năng sửa lại yêu cầu khám để bệnh nhân khám chuyển khoa khác hoặc phòng khác nếu phòng hiện tại không thực hiện khám.
Để sử dụng chức năng này, người dùng nhập mã y lệnh của công khám, nhấn Tìm  Chọn các phòng khám và công khám muốn chuyển sang rồi Lưu lại, in lại phiếu khám.
- Tiếp nhận chuyển khoa:
Là chức năng có thể tiếp nhận BN vào khoa trong trường hợp bệnh nhân được chuyển từ khoa khác.
Để Tiếp nhận chuyển khoa, người dùng tìm đến tên bệnh nhân cần chuyển khoa, kích vào biểu tượng và thực hiện nhập các thông tin như Chẩn đoán, buồng, giường… sau đó lưu lại để đưa bệnh nhân vào buồng điều trị.
- Chức năng Xuất hao phí khoa phòng(phòng khám)
Mô tả chi tiết các chức năng của PHÂN HỆ KHÁM BỆNH:
- Xử lý khám:
Bước 1: Chọn Bệnh nhân cần thực hiện => Click chuột vào nút Xử lý (Ctrl X) ở phía dưới
Bước 2: Sau khi nhấn Xử lý màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ thông tin khám bệnh nhân bao gồm các thông tin dưới:
Người dùng có thể nhập thủ công các thông tin trong màn hình xử lý khám hoặc chọn mẫu có sẵn bằng cách nhấn nút “Chọn mẫu ” và chọn các mẫu tương ứng.
Nếu muốn chọn các nội dung nhỏ trong từng mục khám, người dùng nhấn nút bên cạnh các khung tiêu đề
Tiếp theo thanh công cụ phía dưới để chỉ định dịch vụ kỹ thuật như: XN, CĐHA,… và Kê đơn cho bệnh nhân:
+ Chỉ định dịch vụ:
+ Sau khi click chuột vào Chỉ định(F9) sẽ xuất hiện màn hình chỉ định dịch vụ như bên dưới.Người dùng sẽ tích vào các ô dịch vụ cần chỉ định và bấm Lưu in(Ctrl I) để in luôn hoặc bấm Lưu(Ctrl S) rồi bấm In để xem rồi in.
Người dùng có thể:
Chỉnh sửa các chẩn đoán chính, phụ ( mặc định lấy theo chẩn đoán tại màn hình xử lý khám)
Chỉ định theo từng nhóm (chọn Nhóm dịch vụ), nhập các ghi chú khi chỉ định hoặc tìm kiếm theo từ khoá
Chọn đích danh phòng thực hiện dịch vụ (trong trường hợp 1 dịch vụ có nhiều phòng xử lý).
+ Kê đơn thuốc:
Sau khi click chuột vào Kê đơn(F8) sẽ xuất hiện màn hình kê đơn thuốc (phòng khám) như bên dưới.Người dùng sẽ tiến hành kê đơn thuốc cho bệnh nhân bằng cách chọn thuốc,nhập số lượng,hướng dẫn... và nhấn nút Bổ sung(Ctrl A) để thêm thuốc vào đơn. Sau khi kê đơn xong, người dùng bấm Lưu in(Ctrl I) để in đơn thuốc luôn hoặc bấm Lưu(Ctrl S) rồi bấm In để xem đơn thuốc rồi in.
Người dùng có thể:
Chọn sử dụng các đơn cũ (màn hình bên phải) để sử dụng trong đợt kê đơn này.
Lấy các thông tin lời dặn cho cả đơn trong thư viện nội dung (tại mục lời dặn)
Xử trí đóng bệnh án luôn tại màn hình kê đơn (Tích vào nút Kết thúc điều trị để nhập các thông tin xử trí và kết thúc).
- Xử trí khám:
Phía tay phải là thanh công cụ xử trí khám bao gồm: Khám thêm, Nhập viện, Kết thúc khám, Kết thúc điều trị
Sau khi nhập hết các thông tin như khám và xử trí khám (nếu có) sau đó chúng ta phải Lưu lại thông tin (nếu không lưu thì các thông tin vừa nhập sẽ mất) ngoài ra sau khi Lưu chúng ta có thể In các loại phiếu: Phiếu khám vào viện,giấy ra viện,giấy hẹn khám,….
This diff is collapsed.
Các chức năng chung của phần mềm hispro:
+ Chức năng Báo cáo:
Trên thanh công cụ, chuyển sang mục “Báo cáo”
Trong mục Báo cáo sẽ có 2 chức năng: Danh sách báo cáo, tạo báo cáo.
- Danh sách báo cáo: Hiển thị toàn bộ các báo cáo do chính tài khoản đang đăng nhập tạo và do người dùng khác chia sẻ, gửi đến tài khoản này
- Tạo báo cáo: Cho phép tạo một báo cáo mới trong một khoảng thời gian được chọn
• Tạo báo cáo:
Nhấn chuột trái vào chức năng “Tạo báo cáo”, tại đây sẽ hiển thị toàn bộ các báo cáo cho phép người dùng tạo.
Chọn loại báo cáo cần tạo, trên màn hình sẽ hiển thị ra một bảng giúp lọc thông tin để lấy vào trong báo cáo: Tại đây người dùng sẽ nhập: Tên báo cáo, thời gian lấy dữ liệu ( từ ngày nào đến ngày nào), mô tả về báo cáo.
Sau đó nhấn “Lưu lại”, phần mềm báo thành công tức là đã tạo báo cáo xong.
Sau khi đã tạo báo cáo xong chúng ta chuyển sang chức năng “Danh sách báo cáo”. Báo cáo vừa tạo sẽ được hiển thị trong mục này:
Từ trái qua phải: Để thực hiện các chức năng này, ta chỉ việc nhấn chuột vào biểu tượng tương ứng trên phần mềm.
- Sửa: Sửa tên, mô tả của báo cáo
- Xóa: Xóa báo cáo
- Chia sẻ: Chia sẻ cho tất cả mọi người trong hệ thống có thể xem được báo cáo này ( người được chia sẻ không có quyền sửa, xóa báo cáo)
- Gửi: Gửi báo cáo cho một hoặc nhiều người trong hệ thống
Nhấn chuột trái vào nút “Gửi” sẽ hiển thị ra một bảng:
Tại bảng này, người dùng sẽ nhìn thấy tất cả các tài khoản trên hệ thống, muốn gửi báo cáo này cho ai thì sẽ tích chọn vào tài khoản tương ứng bên phía tay trái, các tài khoản đã được chọn để gửi sẽ hiển thị bên phía tay phải của màn hình. Khi đã chọn xong các tài khoản, nhấn “Lưu lại” để xác nhận, phần mềm báo thành công là đã thực hiện xong.
Tải về: Tải báo cáo về dưới dạng file Excel để có thể chỉnh sửa
In: In báo cáo ra giấy
+ Chức năng Đăng nhập, đăng xuất, đổi mật khẩu:
Mỗi người sử dụng sẽ được cấp duy nhất một tài khoản để sử dụng được chức năng của phần mềm, nếu người này có nhiều vai trò khác nhau trên hệ thống thì cũng chỉ sử dụng duy nhất một tài khoản nhưng vẫn có thể đăng nhập trên nhiều phần mềm để thực hiện các vai trò khác nhau.
Khi đã đăng nhập trên một phần mềm, nếu mở tiếp một phần mềm nữa, hệ thống sẽ tự động đăng nhập vào phần mềm sau mà không cần yêu cầu người dùng nhập lại tài khoản và mật khẩu
Phần mềm sẽ lưu lại tất cả các thao tác của người dùng trên hệ thống nên sau khi sử dụng, người dùng bắt buộc phải nhấn vào nút Đăng xuất trên màn hình để tránh tình trạng người khác vào hệ thống sử dụng phần mềm làm sai lệch thông tin.
+ Chức năng Xuất hao phí khoa phòng:
Là chức năng để khoa, phòng thực hiện xuất, in hao phí khoa phòng trong khi hoạt động.
Có thể mở từ phòng khám hoặc từ phòng thu ngân.
Người dùng chọn kho xuất tại màn hình bên trái, chọn các thuốc, vật tư và nhập số lượng Sau đó nhấn Thêm để bổ sung sang màn hình bên phải.
Nhấn Lưu để lưu lại danh sách chọn. Nhấn In để In phiếu vừa tạo.
Nhấn Mới để tải lại màn hình, tạo phiếu mới.
\ No newline at end of file
File added
Câu hỏi: Nếu nhập sai thông tin mã thẻ BHYT, phần mềm sẽ phản hồi như thế nào?
Trả lời: Nếu nhập sai thông tin mã thẻ BHYT, phần mềm sẽ hiển thị thông báo yêu cầu cập nhật lại thông tin. Hãy tiếp tục nhập thông tin cần thiết và kiểm tra lại sau khi cập nhật. Nếu vẫn không hiển thị thông báo, có thể cần liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật để được hỗ trợ.
Câu hỏi: Muốn Duyệt khóa hồ sơ viện phí cần làm gì
Trả lời: Sau quá trình bệnh nhân điều trị (bác sĩ tại các khoa đã kết thúc điều trị cho BN), thu ngân sau khi thanh toán sẽ làm nhiệm vụ “Duyệt khóa” hồ sơ điều trị này lại. Mục đích là để xác nhận việc BN đã kết thúc hoàn toàn các giao dịch, tránh không cho bác sĩ có thể chỉ định thêm dịch vụ cho BN này nữa dẫn đến không kiểm soát được về tài chính và sau khi chọn “Duyệt khóa” thì hồ sơ của BN sẽ được đẩy vào danh sách giám định bảo hiểm để gửi lên cổng giám định BHYT nên việc duyệt khóa tài chính là hết sức quan trọng. Để duyệt khóa tài chính một BN ta làm như sau: Chọn BN cần duyệt khóa tài chính, sau đó nhấn chuột trái vào chức năng “Khóa” (Ctrl+L), xác nhận Duyệt khóa. Sau khi duyệt khóa thành công, các chức năng giao dịch sẽ không thể sử dụng được nữa, đồng thời bác sĩ cũng không thể chỉ định được thêm dịch vụ cho BN.
Câu hỏi: Muốn bỏ Duyệt khóa hồ sơ viện phí cần làm gì
Trả lời: Nếu bác sĩ muốn chỉ định thêm dịch vụ hoặc thu ngân muốn thực hiện giao dịch cho BN thì sẽ phải thực hiện chức năng “Bỏ duyệt khóa”. Để bỏ duyệt khóa ta làm như sau: Hủy duyệt hồ sơ BHYT tại chức năng: BHYT -> Giám định BHYT -> Nhấn Hủy duyệt giám định BHYT. Sau khi hủy duyệt giám định BHYT xong, chọn BN cần bỏ duyệt khóa, nhấn chuột trái vào nút Bỏ duyệt khóa (Ctrl+L), xác nhận bỏ duyệt khóa, thao tác báo “Thành công” là được.
Câu hỏi: Khi BN đã kết thúc hoàn toàn các giao dịch, tránh không cho bác sĩ có thể chỉ định thêm dịch vụ cho BN này nữa cần làm gì
Trả lời: Sau quá trình bệnh nhân điều trị (bác sĩ tại các khoa đã kết thúc điều trị cho BN), thu ngân sau khi thanh toán sẽ làm nhiệm vụ “Duyệt khóa” hồ sơ điều trị này lại. Mục đích là để xác nhận việc BN đã kết thúc hoàn toàn các giao dịch, tránh không cho bác sĩ có thể chỉ định thêm dịch vụ cho BN này nữa dẫn đến không kiểm soát được về tài chính và sau khi chọn “Duyệt khóa” thì hồ sơ của BN sẽ được đẩy vào danh sách giám định bảo hiểm để gửi lên cổng giám định BHYT nên việc duyệt khóa tài chính là hết sức quan trọng. Để duyệt khóa tài chính một BN ta làm như sau: Chọn BN cần duyệt khóa tài chính, sau đó nhấn chuột trái vào chức năng “Khóa” (Ctrl+L), xác nhận Duyệt khóa. Sau khi duyệt khóa thành công, các chức năng giao dịch sẽ không thể sử dụng được nữa, đồng thời bác sĩ cũng không thể chỉ định được thêm dịch vụ cho BN.
Câu hỏi: Khi bác sĩ muốn chỉ định thêm dịch vụ khi hồ sơ viện phí của bệnh nhân đã bị khóa cần làm gì
Trả lời: Nếu bác sĩ muốn chỉ định thêm dịch vụ hoặc thu ngân muốn thực hiện giao dịch cho BN thì sẽ phải thực hiện chức năng “Bỏ duyệt khóa”. Để bỏ duyệt khóa ta làm như sau: Hủy duyệt hồ sơ BHYT tại chức năng: BHYT -> Giám định BHYT -> Nhấn Hủy duyệt giám định BHYT. Sau khi hủy duyệt giám định BHYT xong, chọn BN cần bỏ duyệt khóa, nhấn chuột trái vào nút Bỏ duyệt khóa (Ctrl+L), xác nhận bỏ duyệt khóa, thao tác báo “Thành công” là được.
Câu hỏi: Khi Người dùng gặp lỗi Không cho phép duyệt khóa tài chính cần làm gì?
Trả lời: Nguyên nhân: Do bác sĩ tại khoa chưa kết thúc điều trị cho BN. Hướng xử lý: Liên hệ với bác sĩ tại khoa để kết thúc điều trị cho BN (Các hồ sơ điều trị sau khi được bác sĩ kết thúc điều trị sẽ được hiển thị có nút màu xanh dương trước tên bệnh nhân).
Câu hỏi: Khi Người dùng gặp lỗi Không tìm thấy sổ thu chi để phục vụ thanh toán cần làm gì?
Trả lời: Nguyên nhân: Do không có sổ để thực hiện giao dịch tương ứng hoặc do có sổ nhưng sổ này hết số phiếu hoặc đã bị khóa. Hướng xử lý: Xem lại danh sách sổ thu chi xem có sổ nào bị khóa không, có sổ nào bị hết phiếu không, nếu bị khóa thì sẽ mở khóa sổ, nếu hết phiếu thì sẽ thêm phiếu hoặc lập sổ mới.
\ No newline at end of file
File added
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ chỉ định dịch vụ thủ thuật cho bệnh nhân
Bác sĩ chỉ định dịch vụ thủ thuật cho bệnh nhân Là chức năng để bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đi làm các thủ thuật
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 001
Giao diện Bác sĩ chỉ định dịch vụ thủ thuật cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt hoặc buồng bệnh.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn chọn bệnh nhân cần xử lý và mở chức năng Chỉ định dịch vụ khi tiến hành xử lý khám/cls/pttt hoặc trực tiếp tại buồng bệnh.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ chỉ định dịch vụ thủ thuật cho bệnh nhân:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ chỉ định dịch vụ thủ thuật cho bệnh nhân:
- Chỉ định dịch vụ:
Bác sĩ tiến hành nhập thông tin chẩn đoán bệnh, thời gian chỉ định, người chỉ định.
CĐ chính/CĐ phụ: Bác sĩ có thể tìm theo ICD10 bằng mã bệnh hoặc bằng tìm kiếm
Nguyên nhân ngoài: Là nguyên nhân gây bệnh. Thường để nhập các lý do gây tai nạn, thương tích…
TG chỉ định: Thời gian chỉ định của dịch vụ thủ thuật. Mặc định là thời gian hiện tại.
Người chỉ định: Điền thông tin bác sĩ đang tiến hành thăm khám bệnh nhân. Có thể khác với tài khoản đăng nhập.
- Tìm kiếm và chọn dịch vụ thủ thuật:
Có thể thực hiện lọc nhanh dịch vụ tại cây cha loại dịch vụ. Khi chọn dịch vụ Thủ thuật thi danh sách chi tiết dịch vụ sẽ chỉ hiển thị các dịch vụ con của loại dịch vụ được chọn.
Tại danh sách chi tiết dịch vụ có thể tìm kiếm trực tiếp theo tên hoặc theo mã của dịch vụ thủ thuật bằng cách gõ trực tiếp tên hoặc mã thủ thuật vào dòng trên cùng của danh sách.
Sau khi tìm thấy dịch vụ thủ thuật cần chỉ định cho bệnh nhân thì cần tích vào ô vuông đầu dòng hoặc click 2 lần vào dòng dịch vụ đó để chọn.
- Chọn đối tượng thanh toán, phòng thực hiện:
Đối tượng thanh toán của dịch vụ sẽ được chọn mặc định theo đối tượng bệnh nhân và có thể sửa sang đối tượng khác. Trong trường hợp dịch vụ không có chính sách giá tương ứng với đối tượng bệnh nhân thì mặc định đối tượng đầu tiên có chính sách giá.
Phòng xử lý dịch vụ sẽ tự động chọn phòng có thể xử lý dịch vụ. Nếu có nhiều hơn 1 phòng thì sẽ chọn ưu tiên theo cùng phòng làm việc, cùng khoa, cùng chi nhánh và bác sĩ có thể chọn lại phòng khác.
- Lưu, In phiếu chỉ định:
Sau khi điền đầy đủ thông tin và chọn dịch vụ bác sĩ sẽ lưu lại để xác nhận toàn bộ quá trình chỉ định.
Lưu xem (Ctrl D): Sau khi lưu dữ liệu sẽ hiển thị màn hình xem trước khi in để bác sĩ kiểm tra lại thông tin của phiếu yêu cầu.
Lưu xem TH (Ctrl G): (Lưu xem tổng hợp). Màn hình xem trước khi in sẽ hiển thị tổng hợp tất cả các loại dịch vụ khác nhau trên 1 mẫu in thay vì nhiều mẫu như lưu xem.
Lưu in (Ctrl I): Sau khi lưu thành công sẽ tiến hành in luôn mẫu ra.
Lưu (Ctrl S): Chỉ lưu dữ liệu và không tiến hành in. Sau khi lưu thành công thì nút in sẽ hiển thị để bác sĩ có thể in sau.
Khi chọn vào chếch in thì các nút lưu xem và lưu xem TH sẽ in luôn mà không hiển thị màn hình xem trước khi in.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ chỉ định dịch vụ thủ thuật cho bệnh nhân:
- Sửa chỉ định bị sai:
Trong trường hợp phát hiện định có sai sot nào đó, Bác sĩ có thể vào chức năng danh sách y lệnh trên menu giao diện phần mềm
Sau khi tìm được chỉ định bị lỗi thì bác sĩ chọn nút sửa trên danh sách để bắt đầu sửa.
Tại giao diện sửa chỉ định dịch vụ bác sĩ có thể bổ sung dịch vụ hoặc đổi sang dịch vụ khác, chọn lại phòng xử lý tương ứng với các dịch vụ, bổ sung phác đồ …
- Tự động chọn phòng thực hiện.
Khi chỉ định dịch vụ bác sĩ không nhất thiết phải chọn phòng thực hiện. Hệ thống sẽ tự động gán phòng có thể thực hiện theo thứ tự độ ưu tiên cùng phòng, khoa, chi nhánh và lấy phòng có các yêu cầu chưa được xử lý ít nhất.
Cấu hình có trong Bác sĩ chỉ định dịch vụ thủ thuật cho bệnh nhân:
- Cấu hình tài khoản:
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__MODULE_CHI_DINH_DICH_VU__AN_HIEN_HAO_PHI: Chế độ ẩn hiện cột hao phí. Giá trị 1 là ẩn cột hao phí. Giá trị mặc định là 0
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__MODULE_CHI_DINH_DICH_VU__AN_HIEN_GIA_GOI: Chế độ ẩn hiện cột giá gói. Giá trị 1 là ẩn cột giá gói. Giá trị mặc định là 0
+ Key cấu hình CONFIG_KEY_HIS_DESKTOP_ASSIGN_SERVICE_CLOSE_FORM_AFTER_PRINT: Có đóng form chỉ định dịch vụ sau khi lưu in không. Giá trị 1 là đóng sau khi lưu in. Giá trị 0 là không đóng. Giá trị mặc định là 0
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__MODULE_CHI_DINH_DICH_VU__AN_HIEN_CP_NGOAI_GOI: Chế độ ẩn hiện cột CP ngoài gói. Giá trị 1 là ẩn cột chi phí ngoài gói. Giá trị mặc định là 0
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignService.ShowDefaultExecuteRoom: Giá trị 1 là Hiển thị phòng xử lý mặc định ở màn hình chỉ định dịch vụ (nếu có nhiều hơn 1 phòng thì hiển thị ưu tiên theo: cùng phòng làm việc --> cùng khoa --> cùng chi nhánh). Giá trị 0 là Không hiển thị. Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignService.IsAutoCheckPriorityForPrioritizedExam: Giá trị 1 là Tự động tick "ưu tiên" khi chỉ định DVKT đối với bệnh nhân khám "ưu tiên" (được tick "ưu tiên" khi tiếp đón). Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignConfig.ShowRequestUser: Trạng thái trường người chỉ định trong màn hình chỉ định dịch vụ, kê đơn và sửa thông tin chung ở danh sách y lệnh. Giá trị 1 là Enable cho phép sửa. Giá trị khác: Disable không cho sửa. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignService.NoDifference: Màn hình chỉ định dịch vụ có hiển thị cột Không tính chênh lệch và giá trần BHYT. Giá trị mặc định là 0
+ Key cấu hình EXE.ASSIGN_SERVICE_REQUEST__OBLIGATE_ICD Tại màn hình chỉ định , kê đơn có bắt buộc nhập chẩn đoán chính hay không. Giá trị 1 là Băt buộc. Giá trị 0 là Không bắt buộc. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignService.AutoFilterRow: Tự động tìm kiếm khi nhập từ khóa trên grid (mã dịch vụ, tên dịch vụ) hay phải nhấp Enter mới tìm. Giá trị 1 là Nhấp Enter mới tìm. Giá trị 0 là Tự động tìm. Giá trị mặc định là 0
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignService.SetRequestRoomByBedRoomWhenBeingInSurgery: Tự động điền phòng chỉ định theo buồng bệnh nhân đang nằm nếu chỉ định DVKT cùng kíp hoặc khác kíp ở màn hình xử lý PTTT hay không. Giá trị 1 là tự động. Giá trị mặc định là 0.
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ chuyển bệnh nhân đi khám thêm
Bác sĩ chuyển bệnh nhân đi khám thêm Là chức năng để bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đi khám thêm các yêu cầu dịch vụ khác
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 003
Giao diện Bác sĩ chuyển bệnh nhân đi khám thêm:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám cls.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng xử lý khám trên thanh menu giao diện phần mềm.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ chuyển bệnh nhân đi khám thêm:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ chuyển bệnh nhân đi khám thêm:
- Xử lý khám:
Chọn phòng xử lý -> bệnh nhân-> xử lý khám -> khám thêm.
- Khám thêm:
Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc ở chức năng khám thêm: thời gian chỉ định, phòng khám, dịch vụ, đối tượng thanh toán. Nhập thông tin từ trên xuống dưới theo lần lượt :phòng khám -> dịch vụ khám -> đối tượng thanh toán.
+ Phòng khám: Hiển thị tất cả phòng khám được tích là phòng khám ở danh mục phòng khám cls.
+ Dịch vụ: Hiển thị các dịch vụ khám được thiết lập dịch vụ-phòng với phòng khám được chọn.
+ Đối tượng thanh toán: Hiển thị các đối tượng được thiết lập chính sách giá tương ứng với dịch vụ được chọn.
+ Đối tượng phụ thu: Hiển thị các đối tượng được tích là đối tượng phụ thu trong danh mục đối tượng bệnh nhân và có chính sách giá lơn hơn đối tượng cần thanh toán.
- Lưu &In thông tin khám thêm:
+ Thực hiện lưu thông tin khám thêm của bệnh nhân -> sinh ra 1 yêu cầu khám tại phòng khám thêm -> chuyển bệnh nhân sang phòng khám
+ Thực hiện in yêu cầu khám : danh sách y lệnh -> tìm kiếm mã điều trị BN -> chuột phải -> in(hoặc in tại biểu tượng in ở màn hình danh sách y lệnh).
- Điều kiện để xử lý các cơ chế khám chính,chuyển khoa:
+ Khám chính:
Khi tích chọn khám chính sẽ tự động tích vào ô kết thúc khám hiện tại đồng thời hiển thị ra ô textbox thời gian kết thúc khám của xử lý khám hiện tại.
Chuyển dịch vụ khám của dịch vụ khám thêm sang thành khám chính.
+ Chuyển khoa:
Khi tích chọn chuyển khoa phòng mềm sẽ xử lý cho BN chuyển sang khoa tương ứng với phòng khám đã chọn. Ví dụ: BN đang ở khoa cấp cứu phòng khám mắt chỉ định khám thêm tại khoa khám bệnh phòng khám tim mạch thì khi tích chuyển khoa bệnh nhân sẽ được chuyển sang khám bệnh.
Còn khi không tích chuyển khoa thì BN vẫn ở khoa cấp cứu chỉ sinh ra 1 yêu cầu khám ở phòng tim mạch khoa khám bệnh.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ chuyển bệnh nhân đi khám thêm:
Cấu hình có trong Bác sĩ chuyển bệnh nhân đi khám thêm:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.AddExam.DefaultIsNotRequireFeeForNonBhyt: Tự động check "thu sau" khi xử trí khám thêm với đối tượng không phải BHYT. Khi key cấu hình được bật xử lý khám thêm với đối tượng khác BHYT sẽ tự động được tích thu sau.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.IsFinishExamAdd: Có kết thúc khám khi có khám thêm hay không. Giá trị là 1 sẽ tự động kết thúc khám hiện tại khi chỉ định khám thêm. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình - MOS.HIS_TREATMENT.MUST_FINISH_ALL_EXAM_FOR_ADD_EXAM: Có bắt buộc phải kết thúc tất cả các yêu cầu khám mới cho phép Khám thêm hay không. Giá trị 1 là phải kết thúc tất cả các yêu cầu khám mới cho phép khám thêm. Giá trị khác: không bắt buộc. Giá trị mặc định là 0.
Ví dụ: tiếp đón BN-> chỉ định khám nội phòng khám mắt,phòng khám tim -> xử lý khám tại phòng khám mắt -> khám thêm . Lúc này dịch vụ khám nội ở phòng khám tim chưa được xử lý mà bác sĩ chuyển định đi khám thêm PM sẽ hiển thị cảnh báo “ Xử lý thất bại.Các yêu cầu sau chưa kết thúc,không cho phép khám thêm:xxxx(xxxx:mã y lệnh của yêu cầu khám chưa xử lý)
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị ngoại trú
Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị ngoại trú Là chức năng để bác sĩ chuyển diện điều trị ngoại trú cho bệnh nhân.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 004
Giao diện Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị ngoại trú:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại phòng khám.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, vào Xử lý yêu cầu khám.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị ngoại trú:
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị ngoại trú:
- Xử lý yêu cầu khám :
Chọn phòng khám ( Ví dụ :PK Nội Tiêu Hóa ) -> Xử lý yêu cầu
Chọn bệnh nhân -> Xử lý khám
- Nhập viện:
Nhập viện diện điều trị là điều trị ngoại trú. Điền các thông tin “CĐ nhập viện , thời gian ,diện điều trị , Khoa,….
Nhấn nút Lưu (Ctr+S)
In phiếu khám bệnh vào viện hoặc in phiếu mong muốn ở chức năng In ấn
- Điều kiện xử lý khám bệnh nhân:
Đối với bệnh nhân thuộc diện điều trị là “ Viện phí ” thì phải thanh toán dịch vụ mới được vào xử lý khám
Bệnh nhân chưa được kết thúc điều trị và có dịch vụ yêu cầu là khám
- Lưu ký và in văn bản ký : Thực hiện trình ký phiếu khám bệnh tương ứng với viện
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị ngoại trú:
- Xử lý khi nhập viện nhầm:
Trong trường hợp bác sĩ nhập viện nhầm cho bệnh nhân thì mở chức năng “ Hồ sơ điều trị “ -> Dòng thời gian -> Sửa lại dòng thời gian cho đúng với yêu cầu
Cấu hình có trong Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị ngoại trú:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình MOS.HIS_TREATMENT.MUST_FINISH_ALL_EXAM_FOR_HOSPITALIZE: Có bắt buộc phải kết thúc tất cả các yêu cầu khám mới cho phép Nhập viện hay không. Giá trị là 1 nghĩa là Có cho phép. Giá trị Khác 1 nghĩa là Không cho phép. Mặc định giá trị là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.AutoCheckPrintHopitalizeExam : Tự động check vào "In phiếu khám bệnh vào viện" nếu chọn loại xử trí nhập viện. Giá trị là 1 nghĩa là Tự động tích “In phiếu khám bệnh vào viện”. Giá trị Khác 1 nghĩa là Không Tự động tích “In phiếu khám bệnh vào viện”. Mặc định giá trị là 1.
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị nội trú
Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị nội trú Là chức năng để bác sĩ chuyển diện điều trị ngoại trú cho bệnh nhân.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 005
Giao diện Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị nội trú:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại phòng khám.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, vào Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị nội trú:
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị nội trú:
- Xử lý yêu cầu khám :
+ Sau khi người dùng đăng nhập vào phòng khám thì chọn chức năng “Xử lý yêu cầu”.
Sau khi mở chức năng “Xử lý yêu cầu” người dùng tìm đến yêu cầu khám của bệnh nhân cần xử lý khám và thực hiện xử lý khám (mở chức năng “Xử lý khám”). Có 2 cách mở chức năng “Xử lý khám”, một là nhấn đúp vào bệnh nhân cần xử lý hoặc nhấn chuột phải vào bệnh nhân cần xử lý để mở menu lên và chọn “Xử lý” để mở chức năng “Xử lý khám”.
+ Sau khi mở chức năng “Xử lý khám” người dụng thực hiện xử lý khám cho bệnh nhân nhập các thông tin cần thiết vào chức năng, chỉ định các dịch vụ cận lâm sàn nếu cần thiết. Nếu người dùng nhận thấy bệnh nhân cần nhập viện điều trị nội trú thì sẽ thực hiện xử trí nhập viện cho bệnh nhân.
- Nhập viện điều trị nội trú:
+ Để nhập viện thì ở phần “Xử trí khám” trên chức năng “Xử lý khám” người dùng chọn hình thức xử trí là “Nhập viện”. Nhập các thông tin cần thiết như “Chẩn đoán nhập viện”, “Thời gian nhập viện”, Diện điều trị sẽ là “Điều trị nội trú”, “Khoa điều trị” và “Thời gian kết thúc khám”. Nếu người dùng muốn khi nhập viện thành công thì tự động in phiếu khám vào viện thì tích vào checkbox “In phiếu khám vào viện”, còn nếu không thì bỏ tích đi.
+ Sau khi nhập các thông tin cần thiết thì người dùng nhấn vào nút “Lưu” để thực hiện lưu xử lý khám và thực hiện nhập viện điều trị nội trú.
+ Sau khi lưu nhập viện điều trị thành công thì sẽ tự động kết thúc luôn yêu cầu khám và người dùng muốn in các phiếu in thì có thể nhấn vào nút “In ấn”. Sau khi xử lý xong thì đóng tab “Xử lý khám” và thực hiện khám cho các bệnh nhân khác.
- Điều kiện xử lý khám bệnh nhân :
+ Bắt buộc kết thúc các yêu cầu khám khác (nếu có) mới được phép nhập viện điều trị nội trú. Điều kiện này sẽ xử lý theo key cấu hình hệ thống: giá trị = 1 thì bắt buộc kết thúc hết các yêu cầu khám khác, giá trị khác 1 thì không bắt buộc.
MOS.HIS_TREATMENT.MUST_FINISH_ALL_EXAM_FOR_HOSPITALIZE
+ Chỉ cho phép nhập viện điều trị nội trú nếu bệnh nhân chưa có “đơn phòng khám” hoặc đã có “đơn phòng khám” những các thuốc/vật tư trong đơn được đánh dấu là “Hao phí”.
+ Bệnh nhân phải có diện điều trị là “Khám” mới cho phép nhập viện điều trị nội trú.
+ Bệnh nhân phải thuộc khoa mà người dùng đang làm việc mới cho phép nhập viện điều trị nội trú.
- Tự động tích “In phiếu khám vào viện”:
+ Nếu người dùng muốn mặc định tích vào checkbox “In phiếu khám vào viện” mỗi khi thực hiện xử trí khám nhập viện nội trú thì sử dụng key cấu hình hệ thống HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.AutoCheckPrintHopitalizeExam: giá trị 1 thì mặc định tích, khác 1 thì không tích.
- Tự động mở ký văn bản điện tử, tự động in văn bản điển tử sau khi ký xong:
Tính năng này chỉ danh cho bệnh viện tích hợp bệnh án điện tử.
Khi người dùng tích vào checkbox “In phiếu khám vào viện” thì 2 checkbox “Ký’ và “In văn bản ký” sẽ được enable cho phép người dùng tích vào.
Nếu tích vào “Ký” thì lúc lưu nhập viện điều trị thành công sẽ tự động mở chức năng “Ký văn bản điện tử” để thực hiện ký phiếu khám vào viện bằng chữ ký số.
Nếu tích vào “In văn bản ký” thì sau khi thực hiện ký văn bản điện tử xong sẽ tự động in văn bản điện tử đã ký đó.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị nội trú:
- Xử lý khi nhập viện nhầm :
+ TH1: Nhầm bệnh nhân:
Vào chức năng “Hồ sơ điều trị” và tìm đến bệnh nhân bị nhầm nhấn chuột phải vào mở menu và chọn chức năng “Dòng thời gian” để mở chức năng “Dòng thời gian lên”.
Ở chức năng “Dòng thời gian”. Nếu nhập viện điều trị khác khoa thì xóa dòng dữ liệu khoa nhập viện điều trị. Nếu nhập viện vào khoa xử lý yêu cầu khám thì thực hiện xóa dòng dữ liệu diện điều trị nội trú.
Sau khi xóa dòng thời gian người dùng vào chức năng “Xử lý yêu cầu” ở phòng khám và thực hiện xử lý khám lại cho bệnh nhân.
+ TH2: Nhập viện điều trị vào nhầm khoa:
Vào chức năng “Hồ sơ điều trị” và mở chức năng “Dòng thời gian” lên.
Ở chức năng “Dòng thời gian” người dùng xóa dòng dữ liệu Khoa nhập viện điều trị sai hoặc xóa dòng diện điều trị.
Sau khi xóa dòng thời gian thì người dùng quay lại chức năng xử lý yêu cầu ở phòng khám và hủy kết thúc bệnh nhân sai và thực hiện xử lý khám nhập viện điều trị đúng khoa cần nhập.
Cấu hình có trong Bác sĩ chuyển bệnh nhân vào điều trị nội trú:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình MOS.HIS_TREATMENT.MUST_FINISH_ALL_EXAM_FOR_HOSPITALIZE: Có bắt buộc phải kết thúc tất cả các yêu cầu khám mới cho phép Nhập viện hay không. Giá tị là 1 nghĩa là Có cho phép. Giá trị Khác 1 nghĩa là Không cho phép. Mặc định giá trị là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.AutoCheckPrintHopitalizeExam : Tự động check vào "In phiếu khám bệnh vào viện" nếu chọn loại xử trí nhập viện. Giá trị là 1 nghĩa là Tự động tích “In phiếu khám bệnh vào viện”. Giá trị Khác 1 nghĩa là Không Tự động tích “In phiếu khám bệnh vào viện”. Mặc định giá trị là 1.
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ chuyển trả bệnh nhân từ phòng mổ về khoa cls
Bác sĩ chuyển trả bệnh nhân từ phòng mổ về khoa cls Là chức năng để bác sĩ chuyển khoa cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 006
Giao diện Bác sĩ chuyển trả bệnh nhân từ phòng mổ về khoa cls:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại phòng khám/cls/pttt.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng xử lý yêu cầu trên thanh menu giao diện phần mềm.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ chuyển trả bệnh nhân từ phòng mổ về khoa cls:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ chuyển trả bệnh nhân từ phòng mổ về khoa cls:
- Chọn bệnh nhân, xử lý phẫu thuật thủ thuật:
Chọn bệnh nhân cần xử lý PTTT:
+ Mở màn hình xử lý yêu cầu -> chọn bệnh nhân -> xử lý -> màn hình xử lý pttt được mở ra:
+ Bắt đầu xử lý PTTT cho bệnh nhân:
Nhập các thông tin ở màn hình xử lý PTTT của bệnh nhân:
++ Bên trái màn hình xử lý cho phép hiển thị dịch vụ đang xử lý và các dịch vụ được chỉ định cùng kíp.
++ Bên phải cho phép điền các thông tin dịch vụ PTTT của bệnh nhân
+++ Các chỉ định chính, chỉ định trước, sau pt ,chỉ định phụ: được fill từ màn hình xử lý khám chỉ định dịch vụ PTTT của bệnh nhân và cho phép sửa
+++ Phân loại: khi được thiết lập từ danh mục dịch kĩ thuật thì tự động fill vào và tự động disable không cho sửa. Ngược lại khi không thiết lập sẽ cho phép người dùng chọn.
+++ Phương pháp, Phương pháp TT: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô được lấy từ phương pháp PTTT trong nhóm phẫu thuật thủ thuật ở tab khác.
+++ Vô cảm: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô được lấy từ phương pháp vô cảm trong nhóm phẫu thuật thủ thuật ở tab khác.
+++ Tình trạng: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô được lấy từ tình trạng PTTT trong nhóm phẫu thuật thủ thuật ở tab khác.
+++ Tai biến: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô được lấy từ tai biến PTTT trong nhóm phẫu thuật thủ thuật ở tab khác.
+++ Máy thực hiện : cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô được lấy từ máy cls trong danh mục chung.
+++ Hình thức: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô(dữ liệu được fix cứng).
+++ bàn mổ : cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô được lấy từ bàn mổ trong nhóm phẫu thuật thủ thuật ở tab khác.
+++ kết quả vô cảm: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô(dữ liệu được fix cứng).
+++ nhóm máu: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô được lấy từ nhóm máu trong nhóm thuốc/vật tư ở tab khác.
+++ Tử vong trong ,KTC: cho phép người dùng chọn dữ liệu trong ô.
+++ Bắt đầu: Bắt buộc nhập thời gian bắt đầu xử lý khi lưu sẽ hiển thị thông báo có lấy thời gian bắt đầu là thời gian y lệnh hay không đồng ý thì lấy theo thời gian y lệnh ,không thì lấy theo thười gian người dùng nhập.
+++ Kết thúc: Cho phép người dùng chọn thời gian kết thúc.
+++ Cách thức: Hiển thị mặc định là tên dịch vụ cho phép thêm sửa xóa.
+++ Kết luận,mô tả, ghi chú: cho phép người dùng nhập thông tin.
+++ Kip thực hiện: bắt buộc phải nhập kíp thực hiện mới cho phép lưu. Có thể chọn kíp mẫu đã được lưu sẵn.
++ Sau khi nhập hết thông tin nhấn lưu (Ctrl S) để lưu dữ liệu và nhấn kết thúc(Ctrl E) để kết thúc xử lý PTTT cho bệnh nhân.
- Chuyển bệnh nhân từ phòng pttt về khoa cls:
+ Tại màn hình xử lý pttt của bệnh nhân nhấn chọn btn chuyển khoa -> màn hình chuyển khoa được mở ra -> nhập thông tin để chuyển khoa.
+ Tại màn hình nhập thông tin chuyển khoa bắt buộc nhập khoa đến. Khi không nhập nhấn lưu(Ctrl S) sẽ hiển thị cảnh báo.
+ Chẩn đoán chính, chẩn đoán phụ lấy theo màn hình xử lý pttt của bệnh nhận tự động fill vào khi nhập và cho phép sửa.
+ Diện điều trị tự động fill theo bệnh nhân thuộc diện điều trị.
+ Checkbox chuyển ra khỏi tất cả các buồng của các khoa hiện tại mặc định check : khi check thì Bn sẽ tự động chuyển ra các buồng của khoa hiện tại BN đang ở. Ngược lại không check thì bệnh nhân vẫn ở các buồng của khoa hiện tại.
+ Nhập các thông tin bắt buộc tại màn hình chuyển khoa xong nhấn lưu(Ctrl S) -> Bn chuyển ra khỏi khoa hiện tại và được chuyển đến khoa đã được nhập ở màn hình chuyển khoa.
.
- Chuyển khoa từ hồ sơ điều trị:
Tại màn hình hồ sơ điều trị -> chuột phải -> dòng thời gian ->chuyển khoa
- Điều kiện để chuyển khoa cho BN về khoa cls:
+ Bệnh nhân phải thuộc khoa tại phòng mà bệnh nhân đang xử lý pttt.
Ví dụ: bệnh nhân đang ở phòng mổ thuộc khoa gây mê hồi sức thì khoa hiện tại bệnh nhân đang ở phải là khoa gây mê hồi sức .
Muốn biết bệnh nhân đang ở khoa nào vào hồ sơ điều trị -> dòng thời gian -> khoa hiện tại sẽ hiển thị cuối cùng.
+ Bệnh nhân không thuộc khoa hiện tại đang xử lý pttt khi chuyển khoa sẽ hiển thị thông báo: Xử lý thất bại. BN đang thuộc khoa XXXX ( trong đó XXXX: là khoa bệnh nhân đang ở)
Ví dụ : Bệnh nhân A thuộc khoa khám bệnh được chỉ định pttt phòng mổ khoa gây mê hồi sức. Khi chuyển khoa tại khoa gây mê hồi sức sẽ hiển thị thông báo : Xử lý thất bại BN A đang thuộc khoa khám bệnh.
+ Trường hợp bệnh nhân chuyển nhầm khoa:
Bệnh nhân ở khoa A muốn chuyển sang khoa C nhưng chuyển nhầm vào khoa B. Lúc này bác sĩ phải vào khoa B -> hồ sơ điều trị -> dòng thời gian -> chuyển khoa ( chuyển sang khóa C)
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ chuyển trả bệnh nhân từ phòng mổ về khoa cls:
- Sửa chỉ định bị sai:
Cấu hình có trong Bác sĩ chuyển trả bệnh nhân từ phòng mổ về khoa cls:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.SurgServiceReqExecute.IsRequiredPtttPriority: Giá trị 1 là Hiển thị phòng xử lý mặc định ở màn hình chỉ định dịch vụ (nếu có nhiều hơn 1 phòng thì hiển thị ưu tiên theo: cùng phòng làm việc --> cùng khoa --> cùng chi nhánh). Giá trị 0 là Không hiển thị. Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.SurgServiceReqExecute.MannerMethodPriorityIsRequired: Cấu hình bắt buộc nhập các thông tin "Cách thức", "Phương pháp" và "Hình thức" ở màn hình "Xử lý phẫu thuật, thủ thuật" hay không.. Giá trị 1 là Bắt buộc nhập. Giá trị khác 1 là không Bắt buộc nhập. Giá trị mặc định là 0.
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ điều trị khám và ghi chép diễn biến của bệnh nhân
Bác sĩ điều trị khám và ghi chép diễn biến của bệnh nhân Là chức năng để bác sĩ lưu lại các thông tin trong lần khám của bệnh nhân đó
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 001
Giao diện Bác sĩ điều trị khám và ghi chép diễn biến của bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại phòng khám/cls/pttt.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn chọn chức năng “Xử lý yêu cầu” trên menu phòng xử lý.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ điều trị khám và ghi chép diễn biến của bệnh nhân:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ điều trị khám và ghi chép diễn biến của bệnh nhân:
- Chọn bệnh nhân, xử lý khám:
Hiển thị bệnh nhân trên màn hình phòng xử lý :
+ Tại màn hình tiếp đón bệnh nhân thực hiện :
Nhập thông tin chung của bệnh nhân
Tại phần “đăng ký khám” : chọn phòng xử lý yêu cầu khám (1)
Chọn dịch vụ tương ứng được xử lý trong phòng khám đã chọn ở trên
ấn “Lưu” để thực hiện tiếp đón bệnh nhân và chỉ định dịch vụ khám cho bệnh nhân vào phòng đã chọn (2)
+ Tại phòng khám đã chỉ định cho bệnh nhân khi tiếp đón :
Chọn chức năng “Xử lý yêu cầu” trên menu (1) => Mở ra tab “Xử lý yêu cầu” (2) hiển thị các yêu cầu dịch vụ có phòng xử lý = phòng đang làm việc và các trạng thái tương ứng theo điều kiện tìm kiếm (3)
+ Tại tab “xử lý yêu cầu” : Chọn 1 yêu cầu khám bất kỳ => ấn đúp chuột hoặc ấn button “Xử lý” hoặc chuột phải chọn “xử lý” để mở ra màn hình xử lý khám
- Nhập thông tin diễn biến bệnh:
Tại tab xử lý khám cho bệnh nhân: thực hiện nhập thông tin diễn biến bệnh bao gồm :
+ Ngày thứ : Nhập thông tin số ngày bị bệnh
+ Trường hợp bệnh : khai báo thông tin bệnh (nặng,nhẹ…) chọn trường hợp tại combobox
+ Lý do khám : Nhập thông tin lý do thực hiện yêu cầu khám
+ Quá trình bệnh lý : Nhập thông tin quá trình bệnh của bệnh nhân diễn biến như thế nào. Và sẽ bắt buộc nhập nếu bật key cấu hình : HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.ControlRequired.
- Nhập thông tin tiền sử bệnh:
Tại màn hình xử lý khám của bệnh nhân : Nhập thông tin tiền sử bệnh bao gồm các trường
+ Tiền sử bệnh của bệnh nhân : Nhập thông tin những bệnh lý mà bệnh nhân đã nhiễm từ trước khi đến khám
+ Tiền sử bệnh của gia đình : Nhập thông tin những bệnh lý trong gia đình của bệnh nhân.
- Nhập thông tin Dấu hiệu sinh tồn:
+ Thông tin thời gian đo : Mặc định hiển thị thời gian hiện tại để đo DHST cho bệnh nhân (1)
+ Nhập các thông tin của mục DHST bao gồm : Mạch, Huyết áp, Cân nặng, Chiều cao, Khác, SPO2, Nhiệt độ, Nhịp thở, Vòng ngực, Vòng bụng, Khác (2)
+ Tại các thông tin đã nhập ở trên, pm sẽ tự tính ra được các thông tin : Chỉ số BMI và diện tích da (3)
+ Lưu ý : Trường thông tin này sẽ bắt buộc nhập với bệnh nhân mãn tính nếu bật key cấu hình : HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.ControlRequired.
- Nhập thông tin khám bộ phận, khám toàn thân:
Sau khi khám thì nhập thông tin khám vào các ô dữ liệu
+ Khám toàn thân : Bao gồm 1 ô text cho phép nhập thông tin khám chung của bệnh nhân
+ Khám bộ phận : Kiểm tra key cấu hình tài khoản : CONFIG_KEY__EXAM_SERVICE_REQ_EXCUTE_HIDE_TABS_INFOMATION__APPLICATION
++ Nếu đặt giá trị 1 : sẽ hiển thị toàn bộ những tab khám cho phép nhập thông tin : Chung, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp, Tai mũi họng, răng hàm mặt, Mắt, Nội tiết, Tâm thần, Dinh dưỡng, Vận động, Sản phụ khoa.
++ Nếu đặt giá trị khác 1 : Sẽ chỉ hiển thị 1 tab chung để nhập thông tin vào 1 ô này (không hiển thị những tab khám bộ phận khác).
- Nhập thông tin chẩn đoán:
+ Chẩn đoán sơ bộ : Là ô text nhập thông tin chẩn đoán ban đầu của bác sĩ
+ Chẩn đoán ban đầu : Là ô combo cho phép chọn chẩn đoán theo danh mục ICD đã cho sẵn, cho phép sửa tên bệnh Và đây là trường dữ liệu bắt buộc nhập hay không theo thiết lập phòng xử lý có được check “Không nhập ICD” hay không
+ Bệnh phụ : Cho phép chọn nhiều bệnh phụ cùng lúc trong danh mục ICD có sẵn (ấn F1 để mở ra danh mục để chọn). Nếu có mã bệnh phụ trùng với mã bệnh chẩn đoán ban đầu sẽ hiển thị thông báo và không cho lưu
- Thao tác nhập theo mẫu, tạo mẫu mới:
+ Thao tác nhập theo mẫu : Trên màn hình xử lý khám của bệnh nhân => ấn vào button “Chọn mẫu” (1) => mở ra màn hình “Mẫu khám” (2)
Tại đây : chọn 1 mẫu bất kỳ tại danh sách mẫu khám (3) bằng cách ần vào icon check => khi chọn thì sẽ tự động điền các thông tin tương ứng mà mẫu có lên màn hình xử lý khám
+ Thao tác tạo mẫu mới : Trên màn hình xử lý khám của bệnh nhân => ấn vào button “Chọn mẫu” (1) => mở ra màn hình “Mẫu khám” (2)
Tại đây : Nhập các thông tin tại mục (4) sau đó ấn lưu để tạo 1 mẫu khám mới có lưu các thông tin đã nhập => thực hiện chọn mẫu mình đã lưu để tự động điền trên màn hình xử lý khám
- Thao tác nhập theo mẫu, tạo mẫu mới:
+ Tại ô combobox “Bệnh phụ” : ô này cho phép nhập 1 hoặc nhiều bệnh cùng lúc.
Ấn F1 để mở ra danh sách các ICD => cho phép check nhiều ICD cùng lúc
+ Tại ô bệnh phụ hiển thị toàn bộ các mã và tên tương ứng của ICD đã chọn
Lưu ý : Trong số những bênh phụ đã chọn nếu có mã bệnh trùng với bênh ở ô nhập “Bệnh chính” thì sẽ hiển thị cảnh báo và không cho lưu
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ điều trị khám và ghi chép diễn biến của bệnh nhân:
-
Cấu hình có trong Bác sĩ điều trị khám và ghi chép diễn biến của bệnh nhân:
- Cấu hình tài khoản:
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__EXAM_SERVICE_REQ_EXCUTE__TAB_INFO_SHOW_DEFAULT: Tab thông tin xử lý khám mặc định chọn trên màn hình xử lý khám: 1 - Tab chung, 2 - Tab tuần hoàn, 3 - Tab hô hấp, 4 - Tab tiêu hóa, 5 - Tab thận tiết niệu, 6 - Tab thần kinh, 7 - Tab cơ khớp xương, 8 - Tab tai mũi họng, 9 - Tab răng hàm mặt, 10 - Tab mắt, 11 - Tab nội tiết, 12 - Tab tâm thần, 13 - Tab dinh dưỡng, 14 - Tab vận động, 15 - Tab sản phụ khoa. Mặc định là 1.
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__EXAM_SERVICE_REQ_EXCUTE_HIDE_TABS_INFOMATION__APPLICATION: Chế độ hiển thị các tab thông tin xử lý khám trong Xử lý khám. Giá trị 1 là ẩn. Giá trị 0 là không ẩn. Giá trị mặc định là 0.
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ExamServiceReqExecute.ControlRequired: Tại màn hình xử lý khám: - Giá trị 0: không bắt buộc nhập quá trình bệnh lý và dấu hiệu sinh tồn - Giá trị =1: + Nếu là bệnh nhân thường thì chỉ bắt buộc nhập Quá trình bệnh lý + Nếu là bệnh nhân mãn tính thì bắt buộc nhập Quá trình bệnh lý và Dấu hiệu sinh tồn.
+ Key cấu hình HIS.UC.DHST__REQUIRED_PULSE_BLOOD_PRESSURE:Có bắt buộc nhập mạch và huyết áp ở màn hình xử lý khám hya không. Giá trị 1 là Bắt buộc với tất cả bệnh nhân. Giá trị 2 là Chỉ bắt buộc với bệnh nhân >16 tuổi. Giá trị 0 là không bắt buộc. Giá trị mặc định là 0.
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng khám
Bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng khám Là chức năng để bác sĩ thực hiện gọi tên bệnh nhân được vào khám
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 008
Giao diện Bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng khám:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại phòng khám.
- Sau khi đã vào phòng khám làm việc, chọn chức năng “Màn hình chờ”.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng khám:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng khám:
- Mở màn hình chờ xử lý khám:
Sau khi mở chức năng “Màn hình chờ “ người dùng thao tác chọn trạng thái của bệnh nhân tiếp đón (Chưa xử lý , Đang xử lý ,Hoàn thành ) Sau đó bật màn hình mở rộng để hiện thị danh sách các bệnh nhân .
- Mở màn hình xử lý yêu cầu:
+ Sau khi chọn phòng khám người dùng tìm đến chức năng “Xử lý yêu cầu “ để thực hiện xử lý các yêu cầu khám của bệnh nhân
+ Tại màn hình xử lý yêu cầu sẽ load ra 1 danh sách các bệnh nhân . Bác sĩ cần lọc các bệnh nhân để tìm kiếm đến bệnh nhân có yêu cầu xử lý khám với trạng thái xử lý ( Chưa kết thúc , chưa xử lý , kết thúc , đang xử lý ,...) và lọc theo diện điều trị mong muốn ( khám , điều trị nội trú, điều trị ngoại trú ,..)
+ Khi lọc trạng thái điều trị và diện điều trị , phần mền sẽ tự động load lại danh sách bệnh nhân yêu cầu tương ứng với điều kiện lọc
+ Bên cạnh đó cũng có thể tìm kiếm bệnh nhân bằng cách tìm kiếm theo tên bệnh nhân , mã bệnh nhân , mã điều trị ,….tại trường “Nhập từ khóa tìm kiếm(F2) để tìm kiếm bệnh nhân mong muốn
+ Gọi bệnh nhân vào phòng khám : Chọn đến bệnh nhân cần xử lý khám ,sau đó click vào biểu tượng hình cái loa màu vàng đặt cạnh trạng thái xử lý để gọi bệnh nhân.
- Cơ chế sắp xếp bệnh nhân chờ :
+ Bệnh nhân được sắp xếp theo trình tự từ 1- n .Sắp xếp theo thời gian tiếp đón căn cứ vào thời gian y lệnh . bệnh nhân nào được tiếp đón trước sẽ được sắp xếp xử lý khám trước .
Các bệnh nhân được bôi đậm màu đen được thể hiện là bệnh nhân ưu tiên được check ưu tiên ở màn hình tiếp đón .Nếu muốn gọi bệnh nhân ưu tiên thì click vào bệnh nhân để ưu tiên gọi bệnh nhân vào khám
+ Các bệnh nhân có đối tượng khám là BHYT được bôi màu xanh để bác sĩ dễ dàng nhận định được đâu là bệnh nhân có đối tượng BHYT và các đối tượng khác
+ Các bệnh nhân được bôi xanh và in đậm được thể hiện là các bệnh nhân có yêu cầu thực hiện xử lý CLS.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng khám:
- Xử lý khi không gọi được bệnh nhân:
+ Trường hợp có nhiều bệnh nhân trùng tên phải xử lý gọi bệnh nhân cả tên, số thứ tự và năm sinh của bệnh nhân để tránh gây nhầm lẫn với bệnh nhân cùng tên khác.
Check key cấu hình : HIS.EXECUTE_ROOM.CALL_PATIENT_FORMAT: Cấu trúc gọi bệnh nhân tại phòng xử lý. Giá trị 1 nghĩa là Gọi theo Tên bệnh nhân và số thứ tự. Giá trị 2 là Gọi theo Tên bệnh nhân và năm sinh. Giá trị 3 là Gọi theo Tên bệnh nhân và cả số thứ tự và năm sinh).
+ Trường hợp không tìm thấy bệnh nhân trên danh sách gọi bệnh nhân vào chức năng “Danh sách bệnh nhân “ xem bệnh nhân đã được tiếp đón hoặc xử lý hay chưa . Hoặc vào Hồ sơ điều trị để tìm kiếm bệnh nhân
+ Trường hợp gọi bệnh nhân không ra tiếng , không gọi được bệnh nhân do thiếu file voice . Thường các viện không cho kết nối ra Internet nên việc tải tự động file voice không thực hiện được . Người dùng có thể tạo file voice tương tự trong folder rồi copy vào để dùng hoặc vào cấu hình hệ thống check key : Inventec.Speech.TypeSpeechCFG
Thiết lập loại api tạo file voice
1: Sử dụng translate
2: Sử dụng FPT api
khác 2 giá trị trên: sử dụng api cũ.
Cấu hình có trong Bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng khám:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình EXE.CALL_PATIENT.MOI_BENH_NHAN: Cấu hình gọi bệnh nhân chữ: mời bệnh nhân. Giá trị mặc định là: mời bệnh nhân.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.TIMER_FOR_HIGHT_LIGHT_CALL_A_PATIENT: Thời gian nhấp nháy khi gọi bệnh nhân(đơn vị tính bằng giây). Giá trị mặc định là 10.
+ Key cấu hình HIS.EXECUTE_ROOM.CALL_PATIENT_FORMAT: Cấu trúc gọi bệnh nhân tại phòng xử lý . Giá trị 1 là Gọi theo Tên bệnh nhân và số thứ tự . Giá trị 2 là Gọi theo Tên bệnh nhân và năm sinh. Giá trị 3 là Gọi theo Tên bệnh nhân và cả số thứ tự và năm sinh. Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình EXE.CALL_PATIENT.DEN: Cấu hình gọi bệnh nhân chữ: đến. Giá trị mặc định là Đến
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.CHIEU_CAO_DONG__TIEU_DE_GRID_BENH_NHAN: Chiều cao dòng tiều đề danh sách bệnh nhân ở màn hình gọi bệnh nhân 5. Giá trị mặc định là 60.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.CHIEU_CAO_DONG__NOI_DUNG_GRID_BENH_NHAN: Chiều cao dòng nội dung danh sách bệnh nhân ở màn hình gọi bệnh nhân 5. Giá trị mặc định là 90.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.FONT_SIZE__SO_THU_TU_BENH_NHAN_DANG_DUOC_GOI: Cỡ chữ số thứ tự bệnh nhân đang được gọi ở màn hình gọi bệnh nhân 5. Giá trị mặc định là 30.
+ Key cấu hình EXE.CALL_PATIENT.CO_STT: Cấu hình gọi bệnh nhân chữ : có số thứ tự. Giá trị mặc định là có số thứ tự.
+ Key cấu hình Inventec.Speech.TypeSpeechCFG: Thiết lập loại api tạo file voice. Giá trị 1 là Sử dụng translate. Giá trị 2 là Sử dụng FPT api. Giá trị khác 2 giá trị trên: sử dụng api cũ. Giá trị mặc định là 0.
Hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn cách gọi bệnh nhân vào thực hiện cls
Hướng dẫn cách gọi bệnh nhân vào thực hiện cls: Bác sĩ gọi bệnh nhân vào thực hiện chẩn đoán hình ảnh Là các thao tác để bác sĩ gọi bệnh nhân vào phòng thực hiện
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 009
Giao diện Hướng dẫn cách gọi bệnh nhân vào thực hiện cls:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Mở màn hình chờ trên thanh menu giao diện phần mềm.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Hướng dẫn cách gọi bệnh nhân vào thực hiện cls:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Hướng dẫn cách gọi bệnh nhân vào thực hiện cls:
- Mở màn hình chờ:
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Mở màn hình chờ trên thanh menu giao diện phần mềm.
Xuất hiện giao diện lựa chọn trạng thái của bệnh nhân sẽ hiển thị trên màn hình chờ như hình.
Sau khi lựa chọn trạng thái xong bạn thực hiện nhấn chọn Bật màn hình mở rộng để mở màn hình chờ.
- Mở chức năng Xử lý yêu cầu:
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu trên thanh menu của giao diện phần mềm.
Phần mềm sẽ xuất hiện giao diện màn hình Xử lý yêu cầu như hình.
- Gọi bệnh nhân:
Tại danh sách bệnh nhân chờ xử lý yêu cầu, thực hiện chọn bệnh nhân rồi nhấn vào biểu tượng chiếc loa để thực hiện gọi bệnh nhân vào phòng.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Hướng dẫn cách gọi bệnh nhân vào thực hiện cls:
- Xử lý trường hợp gọi bệnh nhân không được:
Bước 1: Kiểm tra máy tính có phát ra âm thanh không? Bằng cách mở 1 đoạn nhạc. Nếu không phát ra âm thanh thì Bệnh viện kiểm tra lại máy tính. Nếu có thì thực hiện bước 2
Bước 2: Kiểm tra phần mềm đã đủ file âm thanh cho đoạn vừa gọi không. Bằng cách vào thưc mục chạy phần mềm kiểm tra đã có file âm thanh trong thư mục Voice chưa? Nếu có rồi thì báo cáo cấp trên để được hỗ trợ, nếu chưa thực hiện bước 3
Bước 3: Tạo file âm thanh
+ Tạo file âm thanh theo hướng dẫn chi tiết sau: https://quantrimang.com/3-cach-don-gian-de-tai-file-phat-am-tren-google-dich-128846
+ Do phần mềm HisPro sử dụng file âm thanh dạng .wav nên cần đổi lại định dạng bằng phần mềm trực tuyến tại: https://online-audio-converter.com/vi/
+ Copy file âm thanh vừa tạo vào thư mục Voice và thực hiện gọi lại bệnh nhân. Nếu vẫn không được thì liên hệ cấp trên để được hỗ trợ
Cấu hình có trong Hướng dẫn cách gọi bệnh nhân vào thực hiện cls:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.TIMER_FOR_AUTO_LOAD_PATIENTS: dùng để cấu hình Thời gian tải lại màn hình chờ(tính bằng giây). Giá trị mặc định là 60.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.MESSAGE: dùng để cấu hình Nội dung thông báo hiển thị trên màn hình chờ.
+ Key cấu hình HIS.CALL_PATIENT_NUM_ORDER.DO_CAO.NUN_ORDER: dùng để cấu hình Chiều cao số thứ tự của màn hình chờ bệnh nhân tiếp đón (không có thì lấy mặc định của form)- giá trị px.
+ Key cấu hình HIS.CALL_PATIENT_NUM_ORDER.BACKGROUND_IMAGE: dùng để cấu hình Đường dẫn ảnh background của màn hình chờ.
+ Key cấu hình HIS.CALL_PATIENT_NUM_ORDER.DO_CAO.TITLE: dùng để cấu hình Chiều cao các dòng khác của màn hình chờ bệnh nhân tiếp đón (không có thì lấy mặc định của form - Giá trị px.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.FONT_SIZE__TEN_PHONG_KHAM_VA_TEN_BAC_SI: dùng để cấu hình Cỡ chữ tên phòng khám và tên bác sĩ ở màn hình chờ 5. Giá trị mặc định là 30.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.FONT_SIZE__NOI_DUNG_DS_BENH_NHAN: dùng để cấu hình Cỡ chữ nội dung của danh sách bệnh nhân ở màn hình chờ 5. Giá trị mặc định là 40.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.FONT_SIZE__TIEU_DE_DS_BENH_NHAN: dùng để cấu hình Cỡ chữ tiêu đề của danh sách bệnh nhân ở màn hình chờ 5. Giá trị mặc định là 25.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.BACK_COLOR_GRID_NUM_ORDER.COLOR_CODES: dùng để cấu hình Mã màu nền danh sách số thứ tự ở màn hình chờ theo khoa.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.BACK_COLOR_GRID_NUM_ORDER_HEADER.COLOR_CODES: dùng để cấu hình Mã màu nền header số tt ở màn hình chờ theo khoa.
+ Key cấu hình EXE.WAITING_SCREEN.FORCE_COLOR_GRID_NUM_ORDER_HEADER.COLOR_CODES: dùng để cấu hình Mã màu chữ header số tt ở màn hình chờ theo khoa.
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__SO_BENH_NHAN_TREN_DANH_SACH_CHO_KHAM_CLS: dùng để cấu hình Số bệnh nhân trên danh sách chờ khám và CLS ở chức năng màn hình chờ. Giá trị mặc định là 10.
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ hoàn tất hồ sơ cho bệnh nhân
Bác sĩ hoàn tất hồ sơ cho bệnh nhân Là các thao tác kiểm tra một hồ sơ bệnh án điện tử của bệnh nhân trước khi cho ra viện
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 010
Giao diện Bác sĩ hoàn tất hồ sơ cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ hoàn tất hồ sơ cho bệnh nhân:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Mô tả chi tiết các nghiệp vụ của Bác sĩ hoàn tất hồ sơ cho bệnh nhân:
- Mở danh sách bệnh án:
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Bệnh án điện tử và chọn chức năng Danh sách bệnh án trên thanh menu giao diện phần mềm.
Xuất hiện danh sách bệnh án của các bệnh nhân đang điều trị trong phòng làm việc mình đã chọn.
- Tìm kiếm bệnh án:
Tại Danh sách bệnh án bạn thực hiện nhập các thông tin để tìm kiếm tại khu vực tìm kiếm bệnh án gồm các thông tin: mã điều trị, mã BN, từ khóa tìm kiếm, từ ngày, đến ngày, phạm vi(khoa hiện tại; toàn khoa)
- Mở bệnh án:
Sau khi tìm kiếm được bệnh án cần thực hiện nhấn biểu tượng để mở xem chi tiết bệnh án điện tử.
Xuất hiện màn hình Chi tiết bệnh án.
- Kiểm tra bệnh án:
Tại màn hình Chi tiết bệnh án, bạn thực hiện click chọn các phiếu để xem nội dung các phiếu.
- Đính kèm văn bản, hình ảnh vào bệnh án điện tử:
+ Bước 1: Tại màn hình Chi tiết bệnh án, bạn nhận chọn biểu tượng để đính kèm file như hình.
Xuất hiện màn hình đính kèm file
+ Bước 2: Thực hiện chọn file cần đính kèm và nhấn Đính kèm để tải file đính kèm vào bệnh án điện tử
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ hoàn tất hồ sơ cho bệnh nhân:
Cấu hình có trong Bác sĩ hoàn tất hồ sơ cho bệnh nhân:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình HIS.HIS.DESKTOP.IS_USE_SIGN_EMR: Có sử dụng hệ thống ký Bệnh án điện tử (EMR) hay không. Giá trị 1 nghĩa là Có sử dụng. Giá trị 0 nghĩa là Không sử dụng. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.IsUseEmrSystem: Cấu hình bật tắt chế độ sử dụng hệ thống Bệnh án điện tử (EMR) - ký số hay không. Đăt 1: sử dụng. Đặt khác 1: không sử dụng. Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.Library.EmrGenerate.SignType: có ẩn trang thông tin ký hay không. Giá trị 1 là Không hiển thị thông tin ký ở màn hình hiển thị văn bản. Giá trị khác là có hiển thị. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình MOS.HAS_CONNECTION_EMR: Cấu hình xác định hệ thống có chạy EMR hay không
1: có khác 1: không . Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ServiceExecute.EmrDocumentTypeCode: Mã loại văn bản ký điện tử khi chưa được thiết lập loại trong mẫu xử lý.
+ Key cấu hình HIS.INTERGRATION_EMR_SHARE_IP: Key cấu hình địa chỉ máy chủ emr his tích hợp share folder.
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ hoàn tất quá trình khám và kết thúc
Chức năng này được dùng khi bác sĩ hoàn tất quá trình khám bệnh và cho bệnh nhân ra về
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 011
Giao diện Bác sĩ hoàn tất quá trình khám và kết thúc:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ hoàn tất quá trình khám và kết thúc:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Bác sĩ hoàn tất quá trình khám và kết thúc gồm các bước sau:
- Kết thúc điều trị từ màn hình Xử lý khám:
Sau khi đã mở chức năng Xử lý yêu cầu. Tại danh sách chờ xử lý yêu cầu, chọn bệnh nhân và nhấn chọn chức năng Xử lý hoặc phím tắt Ctrl X.
Xuất hiện màn hình Xử lý yêu cầu
Tại màn hình này thực hiện kết thúc khám tại khu vực Xử trí khám như hình trên.
Tại khu vực này bạn có các hình thức xử trí như
+ Khám thêm: Xử trí cho Bệnh nhân đi khám thêm tại 1 phòng khám khác
+ Nhập viện: Xử trí cho bệnh nhân nhập viện
+ Kết thúc khám: Kết thúc khám cho Bệnh nhân về phòng khám đã chuyển sang mình.
+ Kết thúc khám: Kết thúc khám cho Bệnh nhân về phòng khám đã chuyển sang mình.
- Kết thúc điều trị tại màn hình kê đơnthuật:
Tại màn hình Kê đơn, sau khi chọn thuốc xong thực hiện tích vào check box: Kết thúc điều trị.
Xuất hiện thêm các trường dữ liệu để khai báo dữ liệu kết thúc điều trị
Thực hiện nhập thông tin Kết thúc điều trị xong, thực hiện nhấn Lưu (Ctrl I) hoặc Lưu In (Ctrl I) hoặc Lưu Xem (Ctrl D) để Lưu lại đơn thuốc đồng thời Kết thúc điều trị luôn.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ hoàn tất quá trình khám và kết thúc:
Cấu hình có trong Bác sĩ hoàn tất quá trình khám và kết thúc:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 012
Giao diện Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng kê đơn thuốc:
Tại màn hình Xử lý yêu cầu, thực hiện chọn Bệnh nhân cần kê đơn và nhấn chọn chức năng Xử lý (Ctrl X) như hình
Xuất hiện màn hình Xử lý yêu cầu
+ Nhấn chọn chức năng Kê đơn (F8) đối với trường hợp cần kê đơn thuốc tân dược
+ Nhấn chọn chức năng kê đơn YHCT đối với trường hợp cần kê đơn đông y
Xuất hiện màn hình Kê đơn (F8)
- Thực hiện kê đơn:
Tại màn hình Kê đơn
Bạn cần lự chọn hình thức Thuốc – vật tư trong kho hay mua ngoài hay Vật tư tái sử dụng tại trường số 1 như hình.
Thực hiện chọn thuốc và nhập số ngày cũng như số lượng thuốc dùng theo buổi… sau khi xong thực hiện click Bổ sung (Ctrl A) để bổ sung thuốc vừa khai báo vào đơn tại mục 3.
Tại mục số 3 bạn có thể thay đổi số lượng thuốc, đối tượng thanh toán cho thuốc cũng như tích chọn thuốc là hao phí hay hao phí tiền giường hay chi phí ngoài
Sau khi thao tác mục 3 xong thực hiện Lưu Xem hoặc Lưu In hoặc Lưu tại mục số 4 để lưu đơn thuốc.
- Kê đơn theo mẫu:
Tại màn hình kê đơn thực hiện click chọn Đơn mẫu như hình để chọn các đơn mẫu
Chọn đơn mẫu
Phần mềm sẽ load dữ liệu thuốc trong đơn mẫu vào mục 2
- Kê đơn theo đơn cũ:
Tại màn hình kê đơn bạn sẽ thấy Danh sách các Đơn cũ của bệnh nhân
Tại danh sách Đơn cũ thực hiện click vào biểu tượng để sử dụng lại đơn cũ.
- Thao tác sửa đơn:
Để sử đơn thuốc cho bệnh nhân bạn cần vào màn hình danh sách y lệnh.
Tại màn hình xử lý yêu cầu bạn click chọn chức năng Danh sách y lệnh
Tại màn hình Danh sách y lệnh click chức năng của đơn thuốc để sửa đơn thuốc.
Sẽ xuất hiện màn hình Kê đơn để bạn sửa thông tin đơn thuốc
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân:
Cấu hình có trong Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ ra y lệnh cận lâm sàng cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi bác sĩ chỉ định dịch vụ cận lâm sàng cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 013
Giao diện Bác sĩ ra y lệnh cận lâm sàng cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ ra y lệnh cận lâm sàng cho bệnh nhân:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Bác sĩ ra y lệnh cận lâm sàng cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng chỉ định:
Tại màn hình Xử lý yêu cầu, thực hiện chọn Bệnh nhân cần kê đơn và nhấn chọn chức năng Xử lý (Ctrl X) như hình
Xuất hiện màn hình Xử lý yêu cầu nhấn chọn chức năng Chỉ định (F9)
Xuất hiện màn hình Chỉ định (F9)
- Thao tác chỉ định dịch vụ:
Tại màn hình Chỉ định bạn có thể tìm kiếm dịch vụ bằng 2 cách.
+ Sử dụng chuột để tích chọn dịch vụ theo cây thư mục tại khung 1
+ Sử dụng bàn phím để tìm dịch vụ theo Mã dịch vụ hoặc Tên dịch vụ theo khung 2 như hình
Sau khi tìm kiếm được dịch vụ cần bạn thực hiện tích chọn dịch vụ tại khung 3 để chọn dịch vụ đó.
Tại khung 4 bạn có thể chọn Đối tượng thanh toán cho dịch vụ, tăng giảm số lượng hoặc chọn phòng thực hiện cho dịch vụ nếu không muốn phần mềm tự động chọn.
Sau khi đã chọn xong các dịch vụ cần chỉ định cho Bệnh nhân bạn thực hiện Lưu lại chỉ định tại khung 5. Tại 5 thì mình có 4 lựa chọn Lưu gồm có:
+ Lưu xem:
+ Lưu xem TH:
+ Lưu in:
+ Lưu
- Sửa phiếu chỉ định:
Để sử phiếu chỉ định cho bệnh nhân bạn cần vào màn hình Danh sách y lệnh.
Tại màn hình xử lý yêu cầu bạn click chọn chức năng Danh sách y lệnh
Tại màn hình Danh sách y lệnh click chức năng của phiếu chỉ định để sửa phiếu
Sẽ xuất hiện màn hình Chỉ định để bạn sửa thông phiếu.
- Chỉ định dịch vụ theo nhóm dịch vụ
Tại màn hình Chỉ định bạn sẽ thấy chức năng Nhóm dịch vụ như hình phía dưới
Tại trường Nhóm dịch vụ bạn tích chọn nhóm các dịch vụ mà mình muốn chỉ định.
Sau khi tích chọn nhóm phần mềm sẽ chỉ định hết các dịch vụ có trong Nhóm.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ ra y lệnh cận lâm sàng cho bệnh nhân:
Cấu hình có trong Bác sĩ ra y lệnh cận lâm sàng cho bệnh nhân:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ ra y lệnh dinh dưỡng cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi bác sĩ chỉ định được suất ăn cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 014
Giao diện Bác sĩ ra y lệnh dinh dưỡng cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Buồng bệnh.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Buồng bệnh.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ ra y lệnh dinh dưỡng cho bệnh nhân:
- Chức năng Buồng bệnh: Mã chức năng là 06
- Chức năng Chỉ định dịch vụ: Mã chức năng là 12
- Chức năng Danh sách y lệnh: Mã chức năng là 31
- Chức năng Xử lý khám: Mã chức năng là 93
Bác sĩ ra y lệnh dinh dưỡng cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng chỉ định suất ăn:
Tại menu chức năng của Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh (1) sau đó tại danh sách bệnh nhân trong buồng thực hiện click chuột phải vào bệnh nhân cần Chỉ định suất ăn chọn chức năng Kê đơn, chỉ định (2) và chọn chức năng Chỉ định suất ăn (3) như hình.
Xuất hiện màn hình Chỉ định suất ăn
+ Thao tác chỉ định suất ăn:
Tại màn hình Chỉ định suất ăn bạn thực hiện các bước sau để chỉ định suất ăn cho Bệnh nhân
Bước 1: Tích chọn bệnh nhân cần chỉ định xuất ăn
Bước 2: Sử dụng mã dịch vụ hoặc tên dịch vụ để tìm kiếm suất ăn cần chỉ định
Bước 3: Tích chọn suất ăn cần chỉ định cho bệnh nhân
Bước 4: Bạn có thể thay đổi đối tượng thanh toán, số lượng hoặc nhà ăn
Bước 5: Tích chọn bữa ăn mà bệnh nhân sẽ dùng
Bước 6: Thực hiện lưu suất ăn đã chỉ định
- Sửa phiếu chỉ định suất ăn:
Để sử phiếu chỉ định cho bệnh nhân bạn cần vào màn hình Danh sách y lệnh.
Tại màn hình xử lý yêu cầu bạn click chọn chức năng Danh sách y lệnh
Tại màn hình Danh sách y lệnh click chức năng của phiếu chỉ định suất ăn để sửa phiếu
Sẽ xuất hiện màn hình Chỉ định suất ăn để bạn sửa thông tin phiếu.
- Chỉ định suất ăn cho nhiều ngày:
Tại màn hình Chỉ định suất ăn bạn sẽ thấy check box: Nhiều ngày
Thao tác chọn nhiều ngày chỉ định suất ăn
+ Bước 1: Click chọn check box: Nhiều ngày
+ Bước 2: Click chọn button để chọn các ngày cần chỉ định
+ Bước 3: Click chọn các ngày cần chỉ định sau đó click Chọn
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI NGƯỜI DÙNG HAY MẮC PHẢI KHI Bác sĩ ra y lệnh dinh dưỡng cho bệnh nhân:
Cấu hình có trong Bác sĩ ra y lệnh dinh dưỡng cho bệnh nhân:
- Cấu hình tài khoản:
- Cấu hình hệ thống:
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ theo dõi lại danh sách bệnh nhân đã khám trong ngày
Chức năng này được dùng khi bác sĩ theo dõi và kiểm soát danh sách bệnh nhân đã khám trong ngày
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 016
Giao diện Bác sĩ theo dõi lại danh sách bệnh nhân đã khám trong ngày:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ theo dõi lại danh sách bệnh nhân đã khám trong ngày:
- Xem tại danh sách bệnh nhân. Mã chức năng là 3.
- Sử dụng chức năng tìm kiếm tại màn hình xử lý yêu cầu. Mã chức năng là 4.
- Xuất danh sách bệnh nhân.
Bác sĩ theo dõi lại danh sách bệnh nhân đã khám trong ngày gồm các bước sau:
- Xem tại danh sách bệnh nhân
Tại menu Phòng xử lý thực hiện chọn chức năng Xử lý yêu cầu. Bạn sẽ thấy danh sách các bệnh nhân tại danh sách xử lý yêu cầu.
Tại danh sách này bạn có thể phân biệt
- Bệnh nhân có thẻ BHYT hay không. BN có thẻ BHYT là thông tin bệnh nhân có màu xanh
- Bệnh nhân đã được kết thúc bằng biểu tượng
- Bệnh nhân đang khám bằng biểu tượng
- Bệnh nhân chưa xử lý bằng biểu tượng
- Sử dụng chức năng tìm kiếm tại màn hình xử lý yêu cầu
Tại giao diện màn hình xử lý, bạn có thể tìm kiếm bệnh nhân theo các trạng thái và thời gian như hình
- Xuất danh sách bệnh nhân
Bạn có thể xuất danh sách bệnh nhân tại màn hình Xử lý yêu cầu bằng cách click vào biểu tượng ở phía cuối danh sách như hình
4 CHỨC NĂNG
Tên chức năng Mã chức năng
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ thực hiện hội chuẩn cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi bác sĩ lập biên bản hội chẩn cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 020
Giao diện Bác sĩ thực hiện hội chuẩn cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ thực hiện hội chuẩn cho bệnh nhân:
- Mở chức năng Tạo biên bản hội chẩn
- Thực hiện tạo biên bản hội chẩn
- Tạo mẫu biên bản hội chuẩn
- Sử dụng mẫu biên bản hội chẩn đã tạo.
Bác sĩ thực hiện hội chuẩn cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng Tạo biên bản hội chẩn:
Thao tác mở chức năng biên bản hội chẩn như sau
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần tạo biên bản hội chẩn
Bước 3: Click chọn chức năng Biên bản hội chẩn tại khung số 3 như hình để mở ra chức năng
Xuất hiện màn hình Danh sách biên bản hội chẩn
- Thực hiện tạo biên bản hội chẩn:
Tại màn hình Biên bản hội chẩn bạn nhấn chọn Mới (Ctrl N) để mở ra màn hình tạo biên bản hội chẩn.
Xuất hiện màn hình Tạo biên bản hội chẩn.
Tại màn hình Tạo biên bản hội chẩn bạn thực hiện khai báo các thông tin để tạo biên bản
Bước 1: Nhập thông tin chung
Bước 2: Khai báo thành phần tham gia hội chẩn
Click vào biểu tượng để chọn Người tham gia
Click vào biểu tượng để thêm dòng dữ liệu.
Bước 3: Nhập nội dung Diễn biến bệnh
Bước 4: Nhập nội dung kết luận
Bước 5: Sau khi đã khai báo đủ thông tin thì bạn Lưu và in phiếu hội chuẩn
- Tạo mẫu biên bản hội chuẩn
Để giảm bớt việc nhập liệu bạn có thể tạo mẫu các nội dung rồi lưu thành mẫu để sau sử dụng lại cho tiện.
Thao tác tạo mẫu
Bước 1: Sau khi bạn khai báo xong các thông tin mẫu, bạn nhấn chọn button Lưu mẫu (Ctrl T) để mở màn hình Biên bản hội chẩn mẫu
Bước 2: Tại màn hình biên bản hội chẩn mẫu này. Bạn thao tác theo các thứ tự sau để lưu mẫu
- Khung 1: Bạn khai báo mã và tên mẫu do bạn tự đặt. Check box Công khai sử dụng khi bạn muốn mẫu của mình cũng được các bác sĩ khác xem được
- Khung 2: Đây là cac thông tin diễn biến mẫu mà bạn đã nhập ở bước 1, tại đây bạn cũng có thể chỉnh sửa lại nếu muốn
- Khung 3: Bạn thực hiện nhận chọn Thêm (Ctrl N) để lưu lại mẫu vừa khai báo
Ngoài ra bạn có thể khóa hoặc xóa hoặc sửa lại các mẫu hội chuẩn có sẵn tại khung số 4.
- Sử dụng mẫu biên bản hội chẩn đã tạo
Tại màn hình Tạo biên bản hội chẩn bạn sẽ thấy trường Mẫu như hình
Để chọn các nội dung mẫu bạn nhận biểu tượng rồi chọn mẫu. Phần mềm sẽ load các nội dung đã khai báo sẵn ra cho bạn
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật, thủ thuật
Chức năng này được dùng để bác sĩ thưc hiện các bước để thực người dùng khai báo ekip thực hiện PTTT cho bệnh nhân.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 021
Giao diện Bác sĩ thực hiện phẫu thuật, thủ thuật:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ thực hiện phẫu thuật, thủ thuật:
- Mở chức năng Kê đơn dược, Kê đơn YHCT 3
- Thực hiện kê đơn
- Kê đơn theo mẫu
- Kê đơn theo đơn cũ 7
- Kê đơn thuốc nhiều ngày
- Thao tác sửa đơn
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật, thủ thuật gồm các bước sau:
- ở chức Xử lý
Thao tác mở chức năng xử lý để nhập thông tin xử lý PTTT
Bước 1: Tại menu Phòng xử lý thực hiện chọn chức năng Xử lý yêu cầu
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần xử lý
Bước 3: Click chọn chức năng Xử lý tại khung số 3 như hình để mở ra chức năng
Xuất hiện màn hình Xử lý
- Thực hiện PTTT
Tại màn hình Xử lý thực hiện các bước sau để khai báo thông tin PTTT
Bước 1: Chọn dịch vụ cần khai báo
Bước 2: Khai báo các thông tin
Bước 3: Lưu lại thông tin đã khai báo
Bước 4: In biên bản thực hiện PTTT
- Chỉ dịnh dịch vụ phát sinh khi xử lý PTTT
Trong quá trình thực hiện dịch vụ PTTT mà phát sinh dịch vụ cần chỉ định, bạn có thể click chọn chức năng Chỉ định DVKT như hình để chỉ định thêm dịch vụ cho Bệnh nhân
Tại đây bạn có 3 lựa chọn khi chỉ định thêm dịch vụ:
- Chỉ định khác kịp:
- Chỉ định cùng kíp:
- Dịch vụ không phát sinh:
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ thực hiện trả kết quả xét nghiệm
Chức năng này được dùng để bác sĩ thưc hiện các bước để thực người dùng khai báo ekip thực hiện PTTT cho bệnh nhân.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 022
Giao diện Bác sĩ thực hiện trả kết quả xét nghiệm:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Danh sách các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Bác sĩ thực hiện trả kết quả xét nghiệm:
- Các thao tác Xử lý
Bước 1 Chọn bệnh nhân
Bước 2 Nhập giá trị và mô tả cho xét nghiệm
Bước 3 In kết quả xét nghiệm
Thao tác trả một phần kết quả xét nghiệm
Thao tác tích không thực hiện với những kết quả không thể thực hiện
Thao tác sửa lại kết luận, trả lại kết quả
Bác sĩ thực hiện trả kết quả xét nghiệm gồm các bước sau:
- ở chức Xử lý
Thao tác mở chức năng xử lý để nhập thông tin xử lý PTTT
Bước 1: Tại menu Phòng xử lý thực hiện chọn chức năng Xử lý yêu cầu
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần xử lý
Bước 3: Click chọn chức năng Xử lý tại khung số 3 như hình để mở ra chức năng
Xuất hiện màn hình Xử lý
- Thực hiện PTTT
Tại màn hình Xử lý thực hiện các bước sau để khai báo thông tin PTTT
Bước 1: Chọn dịch vụ cần khai báo
Bước 2: Khai báo các thông tin
Bước 3: Lưu lại thông tin đã khai báo
Bước 4: In biên bản thực hiện PTTT
- Chỉ dịnh dịch vụ phát sinh khi xử lý PTTT
- Để thực hiện chức năng "Bác sĩ thực hiện trả kết quả xét nghiệm" thì trước tiên bạn cần tiếp đón bệnh nhân vào  Lưu thông tin bệnh nhân -> Chọn phòng đã đăng kí khám ->Vào mục xử lý yêu cầu -> Kích đúp chuột vào bệnh nhân -> Vào mục chỉ định và chọn dịch vụ là loại xét nghiệm ( Lưu ý cần chọn phòng xử lý cho các dịch vụ chọn)
Đối với chức năng xử lý dịch vụ xét nghiệm thì phòng làm việc được chọn phải là phòng thuộc loại phòng khám/cls/pttt
Sau khi đã vào phòng làm việc để xử lý xét nghiệm, bạn sử dụng một trong 2 cách sau: mở chức năng “xử lý yêu cầu” hoặc “xét nghiệm” trên thanh menu giao diện phần mềm.
+ Bước 1: Chọn bệnh nhân
Cách 1: Nếu bạn chọn mở chức năng “Xử lý yêu cầu”. Dựa vào bộ lọc để tìm kiếm bệnh nhân cần xử lý Kích đúp vào tên bệnh nhân để hiển thị các dịch vụ xét nghiệm
Cách 2: Nếu bạn chọn mở chức năng “Xét nghiệm”. Chọn vào mục “kết nối xét nghiệm” Sau đó kích đúp vào tên bệnh nhân để hiển thị các dịch vụ xét nghiệm
+ Bước 2: Nhập giá trị và mô tả cho xét nghiệm
Cách 1 (Hình 1), Cách 2 (Hình 2): Hiển thị các dịch vụ xét nghiệm và nhập giá trị, ghi chú cho các xét nghiệm đó như hình và chọn 1 trong số các nút Lưu để lưu trữ dữ liệu
+ Bước 3: In kết quả xét nghiệm
Sau khi thực hiện nhập các giá trị thì bạn chọn một trong các nút Lưu in, in để in kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân
- Thao tác trả một phần kết quả xét nghiệm
Vào kết nối xét nghiệm của phòng xử lý, chọn 1 bệnh nhân
Nhập giá trị xét nghiệm và lưu
Chọn nút tròn xanh lá để trả từng phần xét nghiệm, mũi tên xanh chuyển sang màu cam
- Thao tác tích không thực hiện với những xét nghiệm không thể thực hiện
Tích chọn những xét nghiệm không thực hiện. Lưu ý các xét nghiệm cần để trống các trường thông tin giá trị, ghi chú,…
Chọn checkbox “ không thực hiện”
Chọn “có” trong ô “ Thông báo” nếu thực hiện tiếp, còn chọn “không” để hủy thao tác vừa làm
Sau khi chọn “có” thì những xét nghiệm không thực hiện sẽ bị gạch ngang
- Thao tác sửa lại kết luận, trả lại kết quả
Sửa lại kết luận, trả lại kết quả
Chọn vào biểu tượng ô vuông cộng để thực hiện trả lại kết quả
Sau đó sửa lại kết luận cho đúng rồi lưu, in và thực hiện trả kết quả như bình thường
Trong trường hợp là trả kết quả từng phần, nếu muốn sửa lại thì phải trả kết quả từng phần của những xét nghiệm còn lại. Sau đó chọn biểu tượng ô vuông cộng để trả lại kết quả
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Bác sĩ xem kết quả cận lâm sàng
Chức năng này được dùng khi bác sĩ xem kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 023
Giao diện Bác sĩ xem kết quả cận lâm sàng:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng chính trong Bác sĩ xem kết quả cận lâm sàng:
- Bác sĩ Bắt đầu xem kết quả cận lâm sàng
Bước 1 : Bác sĩ mở các chức năng để xem kết quả cận lâm sàng : xử lý yêu cầu, lịch sử điều trị, buồng bệnh
Bước 2 : Mở màn hình xem kết quả cận lâm sàng
Bước 3 : Màn hình xem kết quả cận lâm sàng
Chi tiết mô tả các chức năng có trong Bác sĩ xem kết quả cận lâm sàng gồm các bước sau:
- Bắt đầu xem kết quả cận lâm sàng:
Để thực hiện nghiệp vụ “Bác sĩ xem kết quả cận lâm sàng” này cần chọn phòng là loại phòng : phòng khám/cls/pttt, buồng bệnh
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn chọn chức năng “lịch sử điều trị” hoặc “xử lý yêu cầu” trên menu phòng xử lý, hoặc chọn “buồng bệnh” trong Buồng
Bước 1 : Bác sĩ mở các chức năng để xem kết quả cận lâm sàng : xử lý yêu cầu, lịch sử điều trị, buồng bệnh
+ Mở chức năng “Lịch sử điều trị” để xem kết quả cls:
+ Tại menu của loại phòng khám/cls/pttt và buồng bệnh => chọn “Lịch sử điều trị” => mở ra chức năng “Lịch sử điều trị”
+ Tại danh sách bệnh nhân hiển thị trong phòng xử lý/cls/pttt và buồng bệnh => ấn chuột phải để hiển thị ra danh sách các chức năng => chọn “Lịch sử điều trị” => mở ra chức năng “Lịch sử điều trị”
+ Tại danh sách các button hiển thị trên màn hình xử lý khám và buồng bệnh => chọn nút “Lịch sử điều trị” => mở ra chức năng “Lịch sử điều trị”
+ Tại chức năng hồ sơ điều trị => chuột phải tại 1 hồ sơ điều trị trong danh sách => Chọn “Lịch sử điều trị” => mở ra chức năng “Lịch sử điều trị”
+ Mở chức năng “xử lý yêu cầu” để xem kết quả cls
+ Mở phần mềm => chọn phòng thuộc loại phòng khám/cls/pttt
+ Chọn “xử lý yêu cầu” trên menu các phòng đã chọn
- Mở chức năng “buồng bệnh” để xem kết quả cls
+ Mở phần mềm => chọn phòng thuộc loại buồng bệnh
+ Chọn “buồng bệnh” trên menu các phòng đã chọn
Bước 2 : Mở màn hình xem kết quả cận lâm sàng
- Mở tại màn hình “Lịch sử điều trị” :
+ Chọn 1 hồ sơ điều trị tại danh sách hồ sơ trên màn hình “Lịch sử điều trị” (1)=> Hiển thị thông tin chi tiết khoa điều trị và ngày điều trị tại grid bên trái màn hình (2)
+ Chọn 1 ngày điều trị của bệnh nhân mà có thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng => Hiển thị thông tin chi tiết các dịch vụ trong ngày đã chọn tại grid bên phải màn hình (3)
+ Click vào icon của 1 dv cận lâm sàng để mở màn hình xem kết quả của dịch vụ cận lâm sàng (4)
- Mở tại màn hình “xử lý yêu cầu”
+ chọn 1 bệnh nhân tại danh sách bệnh nhân trên màn hình “xử lý yêu cầu” (1) => Hiển thị chi tiết các dịch vụ, thuốc, vật tư được chỉ định tại phòng khám đang chọn mà bệnh nhân đã sử dụng trong quá trình điều trị (2)
+ Click vào icon của 1 dịch vụ cận lâm sàng để mở màn hình xem kết quả của dịch vụ cận lâm sàng (3)
- Mở tại màn hình buồng bệnh :
+ chọn 1 bệnh nhân tại danh sách bệnh nhân trên màn hình “buồng bệnh” (1) => Hiển thị chi tiết các ngày có sử dụng dịch vụ trong thời gian điều trị của bệnh nhân(2)
+ Chọn 1 ngày điều trị của bệnh nhân mà có thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng => Hiển thị thông tin chi tiết các dịch vụ trong ngày đã chọn tại grid bên phải màn hình (3)
+ Click vào icon của 1 dịch vụ cận lâm sàng để mở màn hình xem kết quả của dịch vụ cận lâm sàng (4)
Bước 3 : Màn hình xem kết quả cận lâm sàng
- Đối với các dịch vụ : X quang, Siêu âm, Nội soi
+ Nếu dịch vụ chưa xử lý : vẫn mở được chức năng xem kết quả nhưng không có dữ liệu
+ Nếu dịch vụ đã xử lý: hiển thị các biểu mẫu kết quả đã lưu khi xử lý dịch vụ và nội dung kết quả, ghi chú
- Đối với các dịch vụ : Phẫu thuật thủ thuật
+ Nếu dịch vụ chưa xử lý : vẫn mở được chức năng xem kết quả nhưng không có dữ liệu
+ Nếu dịch vụ đã xử lý: hiển thị nội dung kết quả, ghi chú của dịch vụ trong quá trình xử lý.
Hướng dẫn sử dụng: Chỉ định giường
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng chỉ định giường cho bệnh nhân điều trị
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 025
Giao diện Chỉ định giường:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Chỉ định giường:
- Bắt đầu Chỉ định giường.
- Chỉ định giường từ chức năng lịch sử giường.
- Cách thức nhập dữ liệu: các loại giường, nằm ghép, thời gian.
- Cách thức tính tiền giường.
- Đổi giường.
- Sửa giường tính tiền sai.
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Chỉ định giường gồm các bước sau:
- Bắt đầu Chỉ định giường:
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng “Chọn phòng” để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện chức năng chỉ định giường cho bệnh nhân điều trị này, phòng làm việc được chọn phải là phòng thuộc loại buồng bệnh.
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng “Buồng bệnh” trên thanh menu giao diện phần mềm.
- Chỉ định giường từ chức năng lịch sử giường
Có 2 cách để mở chức năng lịch sử giường
Cách 1: Kích vào bệnh nhân cần chỉ định giường, menu các button ở dưới sẽ enable, bấm vào nút “Lịch sử giường”
Cách 2: Nhấn chuột phải vào bệnh nhân => chọn “Thông tin” => “Lịch sử giường”
- Cách thức nhập dữ liệu: các loại giường, nằm ghép, thời gian
Sau khi click vào button “Lịch sử giường” hiện ra form “Lịch sử giường” để chỉ định giường cho bệnh nhân
Lúc này ta cần nhập các thông tin như thời gian, giường, nằm ghép,…
(Nếu lúc tiếp nhận chuyển khoa người dùng đã chọn giường rồi thì lúc mở chức năng “Lịch sử giường”, các thông tin sẽ tự động fill vào và nười dùng chỉ cần nhập thêm một số thông tin như thời gian kết thúc )
Thời gian bắt đầu: phải lớn hơn hoặc bằng thời gian vào viện.
Thời gian kết thúc: thời gian dự tính ra khỏi giường.
Mã giường: chọn 1 mã giường đã được thiết lập với buồng bệnh, sau khi chọn giường thì các thông tin như: loại giường, loại dịch vụ giường, đối tượng thanh toán, mã dịch vụ giường, tên dịch vụ giường.
Nằm ghép: có thể chọn nằm một mình ( để trống ô này) hoặc có thể nằm ghép với 2, 3, 4, 5 bệnh nhân khác.
Tiếp theo tích vào ô tích ở giường đã chọn và nhấn “Chỉ định”, lúc này mới được tính là đã chỉ định giường cho bệnh nhân
Lúc nhập xong thông tin giường chỉ định thì có thể bấm “Lưu” để lưu lại thông tin nếu chưa muốn chỉ định giường luôn để lần sau mở ra có sẵn thông tin đã nhập mà không phải nhập lại. Hiển thị “Lưu thành công” tức là đã lưu lại thông tin giường.
- Cách thức tính tiền giường
Để thiết lập giá các dịch vụ giường, đầu tiên người dùng cần thiết lập “Giường – Dịch vụ giường” ở tab “ Khác” => chọn “ Dịch vụ- Kỹ thuật ” => Chọn tiếp “Giường – Dịch vụ giường”. Ở mục này người dùng thiết lập mã giường với các dịch vụ giường tương ứng.
Thiết lập “Giường- Dịch vụ giường” xong người dùng tiến hành thiết lập chính sách giá dịch vụ cho dịch vụ giường mới thiết lập. Người dùng vào tab “Khác” => “Chính sách giá” => “Chính sách giá dịch vụ”
Ở màn thiết lập chính sách giá dịch vụ người dùng sẽ thiết lập giá dịch vụ giường với các đối tượng thanh toán như Viện phí, BHYT, Tự nguyện,…
Công thức tính tiền giường = Số ngày giường * đơn giá
Số ngày điều trị của bệnh nhân sẽ được tính theo công thức khác nhau trong các trường hợp khác nhau:
+ Các trường hợp sau Số ngày điều trị = ngày ra - ngày vào + 1
- Kết quả điều trị: không thay đổi, xử trí xin về
- Kết quả điều trị: không thay đổi, xử trí chuyển viện
- Kết quả điều trị: không thay đổi, xử trí tử xong
- Kết quả điều trị: nặng hơn, xử trí xin về
- Kết quả điều trị: nặng hơn, xử trí chuyển viện
- Kết quả điều trị: nặng hơn, xử trí tử xong
+ Các trường hợp còn lại tính Số ngày điều trị = ngày ra - ngày vào
+ Trường hợp bệnh nhân vào viện cùng 1 ngày có thời gian điều trị > 4h vẫn tính là 1 ngày điều trị
Số ngày giường của bệnh nhân sẽ được tính theo 2 cách:
+ Tính theo ngày: khi người dùng check vào checkbox tính theo ngày thì khi đó nếu tính giường sẽ bỏ qua thời gian giờ phút, chỉ tính theo ngày. Thì lúc này từ ngày 21 đến ngày 24 sẽ được tính là 3 ngày mà không quan tâm là đến mấy giờ ngày 24.
+ Tách theo ngày: Đối với các trường hợp số ngày điều trị = (Ngày ra - Ngày vào) + 1 tách theo ngày đúng với số ngày điều trị, tức là nếu có 4 ngày điều trị thì tách được 4 ngày giường.
- Đổi giường:
Trong trường hợp muốn đổi giường, người dùng thực hiện xóa giường đã chọn bằng cách nhấn vào dấu “X” để xóa và chỉ định lại giường mới tương tự các bước như trên mục 1.3: nhập lại các thông tin : thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, mã giường, nằm ghép,…
- Sửa giường tính tiền sai
- Trường hợp muốn sửa giường tính tiền sai thì tiến hành xóa giường đã chỉ định và chọn lại giường khác theo các bước ở mục 1.5
- Còn trường hợp muốn sửa đơn giá của giường, người dùng xem mã giường và dịch vụ giường của giường đấy tại mục “Giường – Dịch vụ giường” ở tab khác và tiến hành sửa đơn giá ở mục “ Chính sách giá dịch vụ”. Sau khi sửa xong thì ấn nút “Sửa” hoặc tổ hợp phím “Ctrl +S”
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất cho bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất cho bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật Là các thao tác để điều dưỡng kê đơn thuốc, vật tư, hóa chất cho bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 026
Giao diện Điều dưỡng chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất cho bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất cho bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật:
- Mở chức năng Kê đơn dược
- Thực hiện kê đơn
- Kê đơn tại màn hình xử lý PTTT
- In phiếu chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
- Sửa đơn thuốc, vật tư, hóa chất
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất cho bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật gồm các bước sau:
- Mở chức năng Kê đơn dược:
Thao tác mở chức năng Kê đơn dược
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần kê đơn
Bước 3: Click chọn button Kê đơn dược (F8)
Xuất hiện màn hình kê đơn dược
- Thực hiện kê đơn
Tại màn hình Kê đơn thực hiện các bước sau để kê đơn cho bệnh nhân
Bước 1: Chọn kho xuất thuốc cho bệnh nhân
Bước 2: Chọn bệnh nhân cần kê đơn. Nếu chỉ kê đơn cho Bệnh nhân đã chọn trước khi mở màn hình kê đơn thì bỏ qua bước này.
Bước 3: Lựa chọn hình thức thuốc/vật tư
Bước 4: Tìm kiếm thuốc và nhập số lượng thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc cần kê. Sau đó nhấn Bổ sung (Ctrl A) để lưu thuốc xuống danh sách số 5.
Bước 5: Tại đây bạn có thể tăng giảm số lượng, đổi đối tượng thanh toán hoặc chuyển thuốc sang hao phí hoặc hao phí giường.
Bước 6: Sau khi nhập đủ các thuốc tại bước 4 và rà soát bước 5 bạn thực hiện lưu lại đơn bằng các chức năng tại khung số 6.
Lưu xem: Là lưu lại đơn thuốc và mở ra màn hình in của đơn thuốc
Lưu in: Là lưu lại đơn thuốc và thực hiện in luôn đơn thuốc
Lưu: Là chỉ thực hiện lưu lại đơn thuốc
- Kê đơn tại màn hình xử lý PTTT
Tại màn hình xử lý PTTT, chọn chức năng Kê đơn dược (Nếu lấy thuốc, vật tư của kho). Kê đơn tủ trực ( Nếu lấy thuốc, vật tư trong tủ trực)
Các thao tác kê đơn và lưu tương tự tại mục 2.2.
- In phiếu chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
Tại màn hình Buồng bệnh, chuột phải vào tên bệnh nhân cần In phiếu, chọn mục In ấn -> Biểu mẫu khác -> Phiếu chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.
- Sửa đơn thuốc, vật tư, hóa chất
Tại màn hình Buồng bệnh chọn bệnh nhân cần chỉnh sửa đơn thuốc, vật tư.
Vào chức năng Danh sách y lệnh, tìm đến đơn thuốc, vật tư cần chỉnh sửa.
Chọn chức năng chỉnh sửa.
Phần mềm mở ra giao diện chỉnh sửa đơn thuốc, vật tư (Tương tự giao diện kê đơn). Người dùng tiến hành sửa chữa và Lưu lại.
Các cấu hình sử dụng trong chức năng:
- Cấu hình tài khoản:
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__CHE_DO_IN_TACH_DON_THUOC Chọn chế độ in phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, hướng tâm thần. 2 : In riêng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thường, sản phẩm hỗ trợ (bao gồm TPCN và vật tư). 1: In tổng hợp. 0:In riêng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thường, thực phẩm chức năng 0
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__MODULE_CHI_DINH_DICH_VU__AN_HIEN_HAO_PHI Chế độ ẩn hiện cột hao phí - Đặt 1 : ẩn cột hao phí, mặc định là hiển thị. 0
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__MODULE_CHI_DINH_DICH_VU__AN_HIEN_CP_NGOAI_GOI Chế độ ẩn hiện cột CP ngoài gói - Đặt 1 : ẩn cột chi phí ngoài gói, mặc định là hiển thị 0
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__HIS_DESKTOP_IS_USE_CACHE_LOCAL Cấu hình chế độ bặt tắt lưu dữ liệu cache về máy trạm. Đặt 1 là bật với chế độ cache sqlite, 2 là bật với chế độ cache redis, giá trị khác là tắt. 1
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__HIS_DESKTOP__ASSIGN_PRESCRIPTION__FOCUS_MEDICINE_DEFAULT - Cấu hình cho phép sau khi chọn thuốc thì nhảy vào ô số lượng hay ô ngày -1 - nhảy vào ô số lượng. Mặc định nhảy vào ô số ngày như hiện tại
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__HIS_DESKTOP__ASSIGN_PRESCRIPTION__ISVISIBLE_REMEDY_COUNT Cấu hình có ẩn trường số thang chức năng kê đơn - 1 - ẩn. Mặc định là hiển thị
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__HIS_DESKTOP__ASSIGN_PRESCRIPTION__IS_PRINT_NOW - Cấu hình chế độ in đơn thuốc - Đặt là 1 nếu muốn in luôn. Mặc định là xem trước in
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__CHE_DO_KE_DON_THUOC__MOT_HOAC_NHIEU_KHO - Cấu hình chế độ mặc định chọn kho trong chức năng Kê thuốc- Đặt là 1: là chọn tất cả các kho - Mặc định: không chọn kho
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__HIS_DESKTOP__ASSIGN_PRESCRIPTION__OLD_PRECRIPTIONS_DISPLAY_LIMIT Hiển thị tối đa đơn cũ theo tài khoản
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__HIS_DESKTOP__ASSIGN_PRESCRIPTION__DEFAULT_NUM_OF_DAY Số ngày mặc định ở kê đơn phòng khám 1
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__CHI_DINH_NHANH_THUOC_VAT_TU Cấu hình trong chức năng kê đơn khi enter số lượng tự động nhảy xuống nút Bổ sung Đặt 1: nhảy xuống nút Bổ sung.
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình HIS.DESKTOP.PRINT_PRESCRIPTION.TAKE_INFO_TT_CLS Bổ sung thông tin dịch cls, thủ thuật của yêu cầu khám khi in mps118. 1 - Có lấy, 0 - Không lấy. Mặc định 0". 0
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng chuyển bệnh nhân sang khoa khác điều trị
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng chuyển bệnh nhân sang khoa khác điều trị Là các thao tác để điều dưỡng chuyển bệnh nhân sang khoa khác điều trị
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 027
Giao diện Điều dưỡng chuyển bệnh nhân sang khoa khác điều trị:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng chuyển bệnh nhân sang khoa khác điều trị:
- Mở chức năng Lịch sử Giường để tính giường cho bệnh nhân
- Thực hiện tính giường
- Điều dưỡng kiểm tra thuốc, y lệnh của bệnh nhân
- Mở chức năng Chuyển khoa
- Thực hiện Chuyển khoa
- Thao tác nhầm khi Chuyển khoa
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng chuyển bệnh nhân sang khoa khác điều trị gồm các bước sau:
- Mở chức năng Lịch sử Giường để tính giường cho bệnh nhân
Thao tác mở chức năng Lịch sử giường như sau:
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần tính giường
Bước 3: Click chọn button Lịch sử giường
Xuất hiện màn hình Lịch sử giường
- Thực hiện tính giường
Các bước tính giường như sau:
Bước 1: Chọn Tên giường bệnh nhân nằm
Bước 2: Chọn dịch vụ giường
Bước 3: Nhập thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc giường
Bước 4: Tích giường giường cần tính
Bước 5: Chọn đối tượng thanh toán, Số ngày, Nằm ghép trường hợp muốn thay đổi
Bước 6: Chọn button Chỉ định hoặc phím tắt F9
- Điều dưỡng kiểm tra thuốc, y lệnh của bệnh nhân
Các bước kiểm tra thuốc, y lệnh của bệnh nhân như sau:
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần tính giường
Bước 3: Chọn ngày cần kiểm tra thuốc, y lệnh
Bước 4: Danh sách y lệnh thuốc, y lệnh dịch vụ theo ngày đã chọn
- Mở chức năng Chuyển khoa
Thao tác mở chức năng Chuyển khoa như sau
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần Chuyển khoa
Bước 3: Click chọn button Chuyển khoa.
Xuất hiện màn hình Chuyển khoa
- Thực hiện Chuyển khoa
Các bước chuyển khoa như sau:
Bước 1: Chọn khoa cần chuyển đến điều trị
Bước 2: Lưu hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + S
- Thao tác nhầm khi Chuyển khoa
Các bước hủy Chuyển khoa như sau:
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Hồ sơ điều trị
Bước 2: Tìm kiếm bệnh nhân
Bước 3: Chuột phải vào tên bệnh nhân
Bước 4: Chọn Dòng thời gian
- Thực hiện hủy chuyển khoa
Các bước hủy chuyển khoa như sau:
Bước 1: Chọn biểu tượng để hủy chuyển khoa
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng in bảng kê cho bệnh nhân ra viện
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng in bảng kê cho bệnh nhân ra viện Là thao tác điều dưỡng chốt chi phí và in bảng kê cho bệnh nhân ra viện
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 028
Giao diện Điều dưỡng in bảng kê cho bệnh nhân ra viện:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng in bảng kê cho bệnh nhân ra viện:
- Điều dưỡng tính giường cho bệnh nhân (lịch sử giường)
- Mở chức năng Lịch sử giường
- Thực hiện tính giường cho bệnh nhân
- Điều dưỡng kiểm tra thuốc, y lệnh của bệnh nhân (xem tại buồng bệnh)
- Điều dưỡng làm thao tác in bảng kê thanh toán (bảng kê thanh toán, hồ sơ điều trị)
- In bảng kê thanh toán
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng in bảng kê cho bệnh nhân ra viện gồm các bước sau:
- Điều dưỡng tính giường cho bệnh nhân (lịch sử giường)
Mở chức năng Lịch sử giường
Thao tác mở chức năng lịch sử giường như sau
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần ra viện (Tại ô tìm kiếm có thể tìm kiếm theo: Mã BN, Mã Điều Trị, Tên Bệnh Nhân)
Bước 3: Click chọn Button Lịch sử giường
Xuất hiện màn hình Lịch sử giường
- Thực hiện tính giường cho bệnh nhân
Tại màn hình Lịch sử giường thực hiện các bước sau để tính giường cho bệnh nhân
- Bước 1: Nhập Thời gian ra viện tại trường Thời gian kết thúc
- Bước 2: Checked chọn dòng giường điều trị của bệnh nhân
Phần mềm sẽ tự tính số ngày nằm giường bệnh của bệnh nhân dựa vào Thời gian bắt đầu và Thời gian kết thúc để lên chỉ định dịch vụ ngày giường cho bệnh nhân
- Bước 3: Chọn Button Chỉ định để chỉ định dịch vụ ngày giường cho bệnh nhân
- Điều dưỡng kiểm tra thuốc, y lệnh của bệnh nhân (xem tại buồng bệnh)
Tại màn hình Buồng bệnh thực hiện các bước sau để kiểm tra thuốc, y lệnh cho bệnh nhân
- Bước 1: Chọn bệnh nhân cần kiểm tra. (Tại ô tìm kiếm có thể tìm kiếm theo: Mã BN, Mã Điều Trị, Tên Bệnh Nhân)
- Bước 2: Chọn ngày điều trị của bệnh nhân
- Bước 3: Rà soát và kiểm tra lại Thuốc và Y lệnh của bệnh nhân.
+ Trạng thái y lệnh Màu trắng: Y lệnh chưa được xử lý
+ Trạng thái y lệnh Màu vàng: Y lệnh đã hoàn thành
- Điều dưỡng làm thao tác in bảng kê thanh toán (bảng kê thanh toán, hồ sơ điều trị)
+ In bảng kê thanh toán
Tại màn hình Buồng bệnh thực hiện các bước sau để in bảng kê thanh toán cho bệnh nhân
- Bước 1: Chọn bệnh nhân cần in bảng kê. (Tại ô tìm kiếm có thể tìm kiếm theo: Mã BN, Mã Điều Trị, Tên Bệnh Nhân)
- Bước 2: Chọn Button Bảng kê (F5)
- Bước 3: Xuất hiện màn hình Bảng kê thanh Toán.
Có 3 loại bảng kê cần in:
+ Bảng kê nội trú BHYT theo khoa (6556/QĐ-BYT): In ra tất cả các DVKT, Thuốc, VTYT có đối tượng BHYT theo Quyết định 6556/QĐ-BYT
+ Bảng kê nội trú - hao phí theo khoa: In ra tất cả các DVKT, Thuốc, Vật tư là hao phí trong đợt điều trị của bệnh nhân
+ Bảng kê đối tượng khác BHYT: In ra tất cả các DVKT, Thuốc, Vật tư không phải là đối tượng BHYT và không phải là hao phí như: Viện phí, Tự nguyện,…
- Thao tác in lại bảng kê
Tại màn hình Buồng bệnh thực hiện các bước sau để in lại bảng kê thanh toán cho bệnh nhân
Bước 1: Chọn module Hồ sơ điều trị
Bước 2: Xuất hiện màn hình Hồ sơ điều trị, Nhập mã điều trị của Bệnh nhân để tìm kiếm hồ sơ
Bước 3: Chọn vào biểu tượng Bảng kê thanh toán
Bước 4: Xuất hiện màn hình Bảng kê thanh toán => Thực hiện các bước In bảng kê như Bước 3 mục 2.3.1 – In bảng kê thanh toán
các CẤU HÌNH CÓ TRONG CHỨC NĂNG
- Cấu hình hệ thống
+ Key cấu hình HIS.DESKTOP.HIS_BED_MAP.SHOW_INFO_OPTION Tùy chọn hiển thị thông tin sơ đồ giường:
Giá trị là 1 - Hiển thị số lượng (Nằm đơn: 1, Nằm gép: 0).
Giá trị là 0 - Hiển thì tên các bệnh nhân nằm.
Giá trị Mặc định 0.
+ Key cấu hìnhMOS.HIS_SERE_SERV.IS_USING_BED_TEMP 1: Có sử dụng cơ chế giường tạm tính. Khi bật tính năng này, hệ thống sẽ tạm tính chi phí tiền giường ngay khi người dùng gán giường cho BN mà chưa nhập thời gian kết thúc, khi đó cho phép cảnh báo nợ viện phí mà không cần phải chốt giường hàng ngày 0
+ Key cấu hìnhHIS.DESKTOP.TREATMENT_FINISH.CHECK_ASSIGN_SERVICE_BED Khi kết thúc điều trị với bệnh nhân điều trị nội trú có check đã Điều dưỡng in bảng kê cho bệnh nhân ra viện hoặc số ngày giường khác với số ngày điều trị hay không? 1 - Kiểm tra.
Giá ttị là 0 - Không kiểm tra. Mặc định giá trị là 1.
+ Key cấu hìnhEXE.CREATE_BED_LOG.DEPARTMENT_CODES Gán giường tự động theo PTTT
+ Key cấu hìnhHIS.Desktop.Plugins.Library.Bordereau.PrintDefaultMpsReplace Hiện tại mặc định in bảng kê ở xử lý khám hoặc kết thúc điều trị tự động in bảng kê Mps000120, Mps000121, Mps000122, Mps000123
Muốn thay thế mã khác thì nhập giá trị theo cấu trúc :
Mps cũ 1 ->Mps mới 1 | Mps cũ 2-> Mps mới 2
+ Key cấu hìnhHIS.Desktop.Plugins.Bordereau.PermissionEditByDepartment Cấu hình giá trị = mã khoa, Phân cách nhau bởi dấu , để khai báo khoa được phép chỉnh sửa các dịch vụ ở màn Bảng kê
+ Key cấu hìnhHIS.Desktop.Plugins.Library.Bordereau.MpsCodeDefault Mã bảng kê cách nhau bởi dấu , Mps000120,Mps000122
+ Key cấu hìnhHIS.Desktop.Plugins.Bordereau.AutoClosePrintViewAndForm Có Tự động đóng form In ấn và Form bảng kê khi thực hiện in thành công hay không
Giá trị là 1: Thực hiện
Giá trị là 0: không thực hiện 0
+ Key cấu hìnhHIS.DESKTOP.AUTO_CHECK_PRINT_BORDEREAU_BY_TREATMENT_TYPE Tự động check in bảng kê ở màn hình kết thúc điều trị ở xử lý khám và kết thúc điều trị theo đối tượng bệnh nhân ngăn cách nhau bởi dấu "," VD: 01,02,03)
+ Key cấu hìnhHIS.DESKTOP.PLUGINS.LIBRARY.PRINTBORDEREAU.IS_PRICE_WITH_DIFFERENCE Có lấy giá chênh lệch vào đơn giá BV của loại dịch vụ: khám trong bảng kê 6556. Giá trị 1: có. Giá trị 0: không 1
+ Key cấu hìnhHIS.DESKTOP.AUTO_CHECK_PRINT_BORDEREAU_BY_PATIENT_TYPE Tự động check in bảng kê ở màn hình kết thúc điều trị ở xử lý khám và kết thúc điều trị theo đối tượng bệnh nhân ngăn cách nhau bởi dấu "," VD: 01,02,03)
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng lĩnh bù tủ trực
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng lĩnh bù tủ trực Là các thao tác để điều dưỡng tạo phiếu lĩnh bù tủ trực
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 030
Giao diện Điều dưỡng lĩnh bù tủ trực:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng lĩnh bù tủ trực:
- Mở chức năng Yêu cầu bù cơ số
- Thực hiện bù cơ số
- Thực hiện in phiếu
- Cơ chế thay đổi cơ số tủ trực
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng lĩnh bù tủ trực gồm các bước sau:
- Mở chức năng Yêu cầu bù cơ số
Sau khi các bệnh nhân được kê đơn vào tủ trực. Điều dưỡng thực hiện tạo phiếu lĩnh bù tủ trực.
Bước 1: Tại menu Tủ trực của khoa
Bước 2: Click chọn menu Nhập Xuất Tồn
Bước 3: Click chọn chức năng Yêu cầu bù cơ số
Xuất hiện màn hình Yêu cầu bù cơ số
- Thực hiện bù cơ số
Tại màn hình Yêu cầu bù cơ số thực điều dưỡng thực hiện bù cơ số cho tủ trực
Bước 1: Tích chọn các phiếu cần bù tại Danh sách đơn Tủ trực
Bước 2: Tích chọn chức năng Tổng hợp (Ctrl + S)
Sau khi phần mềm báo thành công thì sẽ tạo ra các phiếu lĩnh bù tại các kho
- Thực hiện in phiếu
Tại các phiếu lĩnh vừa tạo mục 2.2 bạn click vào button để in phiếu
Phần mềm sẽ load ra màn hình in các phiếu. Thực hiện click in để in phiếu
- Cơ chế thay đổi cơ số tủ trực
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG
- Cấu hình hệ thống
+ Key cấu hình MOS.HIS_EXP_MEST.BCS.APPROVE_OTHER_TYPE.IS_ALLOW Có cho phép thay thế thuốc/vật tư khác yêu cầu khi duyệt phiếu xuất bù cơ số tủ trực:
Giá trị là 1: cho phép
Giá trị là 0: không cho phép.
Giá trị mặc định là 0
+ Key cấu hình HIS.HIS_EXP_MEST.BCS.APPROVE.IS_AUTO_REPLACE Có tự động duyệt thay thế thuốc/vật tư phiếu bù cơ số theo thuốc/vật tư được thay thế gần nhất hay không. 1 - Có, 0 - không.
Mặc định 0. Chú ý: Cấu hình này chỉ hoạt động khi cấu hình cho phép duyệt thay thế phiếu bù cơ số được mở. Giá trị mặc định là 1
+ Key cấu hình MOS.HIS_MEDI_STOCK.CABINET.IS_USE_BASE_AMOUNT có quản lý cơ số tủ trực hay không? 1 - có. 0 - không. Giá trị mặc định là 0
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng lĩnh máu cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi điều dưỡng lĩnh máu cho bệnh nhân.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 031
Giao diện Điều dưỡng lĩnh máu cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng lĩnh máu cho bệnh nhân:
- Mở chức năng Kê đơn máu
- Thực hiện kê đơn
- Kê đơn tại màn hình xử lý PTTT
- Kiểm tra phiếu lĩnh máu đã được kho máu duyệt
- In phiếu lĩnh máu.
- Chỉnh sửa lại phiếu lĩnh máu sai
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng lĩnh máu cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng Kê đơn máu
Thao tác mở chức năng Kê đơn máu
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh, Click chọn Bệnh nhân cần kê đơn
Bước 2: Click chọn button Kê đơn máu
Xuất hiện màn hình kê đơn máu
- Thực hiện kê đơn
Tại màn hình Kê đơn thực hiện các bước sau để kê đơn cho bệnh nhân
Bước 1: Chọn kho xuất thuốc cho bệnh nhân
Bước 2: Chọn loại máu/ chế phẩm máu cần kê
Bước 3: Nhập số lượng sau đó nhấn Bổ sung. (Có thể nhập đầy đủ thông tin nhóm máu, Rh)
Bước 4: Tại đây bạn có thể tăng giảm số lượng, đổi đối tượng thanh toán hoặc nhập thêm thông tin nhóm máu, Rh
Bước 5: Sau khi nhập đủ máu và chế phẩm tại bước 3 và rà soát bước 4 bạn thực hiện lưu lại đơn bằng các chức năng tại khung số 4
- Kê đơn tại màn hình xử lý PTTT
Tại màn hình xử lý PTTT, chọn chức năng Kê đơn máu
Các thao tác kê đơn và lưu tương tự tại mục 2.2.
- Kiểm tra phiếu lĩnh máu đã được kho máu duyệt:
Bước 1: Tại màn hình Buồng bệnh, chọn bệnh nhân cần kiểm tra.
Bước 2: Vào chức năng “Danh sách y lệnh”. Tìm đến đơn máu. Nếu đơn máu chuyển sang màu vàng ( ) tức là đã được duyệt.
Nếu đơn màu trắng ( )tức là chưa được duyệt
- In phiếu lĩnh máu.
Tại màn hình Buồng bệnh, tìm đến tên BN cần in phiếu lĩnh máu. Nếu phiếu lĩnh đã được duyệt (Kiểm tra tại mục 2.4) thì tiến hành in phiếu lĩnh máu bằng cách nhấn chuột trái vào biểu tượng máy in đầu phiếu lĩnh máu.
- Trường hợp Kho máu chưa duyệt ( Trạng thái đơn là Yêu cầu – Màu trắng )
B1- Tại Buồng bệnh, chọn tên bệnh nhân cần sửa phiếu lĩnh máu, vào chức năng Danh sách y lệnh.
B2- Tìm đến đơn máu, chọn chức năng “Sửa”.
Khi nhấn nút sẽ mở ra màn hình như khi kê đơn. Ta tiến hành sửa và lưu lại đơn.
- Trường hợp phiếu lĩnh đã được kho máu Duyệt
(Trạng thái đơn là màu vàng – Đang xử lý )
Trường hợp này cần thông báo kho máu bỏ trạng thái Duyệt của đơn, sau đó mới có thể tiến hành sửa được đơn máu.
Khi kho máu đã gỡ duyệt, các bước chỉnh sửa làm tương tự như tại mục 3.1.1.
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG
- Cấu hình hệ thống
+ Key cấu hình EXE.ASSIGN_SERVICE_REQUEST__OBLIGATE_ICD Tại màn hình chỉ định , kê đơn có bắt buộc nhập chẩn đoán chính hay không/
Giá trị là 1: Băt buộc
Giá trị là 0: Không bắt buộc
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignConfig.ShowRequestUser Trạng thái trường người chỉ định trong màn hình chỉ định dịch vụ, kê đơn và sửa thông tin chung ở danh sách y lệnh
- Giá trị 1: Enable cho phép sửa
- Giá trị 0 hoăc không khai báo key cấu hình: Disable không cho sửa 1
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignPrescription.IsDefaultTracking Có mặc định chọn tờ điều trị ở màn hình kê đơn/chỉ định hay ko
Giá trị là 1: Có
Giá trị là 0: Không 1
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AutoCheckIcd Tự động tích chọn checkbox sửa ở ô ICD hay không. 1: Tự động check. 0: Không tự động. 2: ẩn checkbox Sửa 1
+ Key cấu hình HIS.Desktop.WarningOverTotalPatientPrice Mức tiền cảnh báo nợ viện phí đối với bệnh nhân nội trú
+ Key cấu hình HIS.Desktop.WarningOverTotalPatientPrice__IsCheck Có kiểm tra mức tiền cảnh báo nợ viện phí đối với BN nội trú hay không:
- Giá trị= 1: có kiểm tra
- Giá trị =0 hoặc không khai báo: Không kiểm tra 0
+ Key cấu hình MOS.HIS_PATIENT_TYPE.PATIENT_TYPE_CODE.BHYT Mã của đối tượng bệnh nhân BHYT 01
+ Key cấu hình MOS.HIS_PATIENT_TYPE.PATIENT_TYPE_CODE.HOSPITAL_FEE Mã của đối tượng bệnh nhân viện phí 02
+ Key cấu hình MOS.HIS_SERVICE_REQ.REQ_USER_MUST_HAVE_DIPLOMA 1: Bắt buộc người chỉ định y lệnh cho bệnh nhân phải có thông tin chứng chỉ hành nghề (không tính y/c khám, suất ăn, khác) 0
+ Key cấu hình MOS.IS_USING_SERVER_TIME Cấu hình bắt buộc sử dụng thời gian của server khi lưu các dữ liệu liên quan đến các chức năng: tiếp đón, chỉ định dịch vụ, kê đơn, giao dịch (thanh toán, hoàn ứng, tạm ứng), nhập viện, kết thúc điều trị. 1: bắt buộc. 0: không bắt buộc 0
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng nhập thông tin tai nạn thương tích cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi điều dưỡng nhập thông tin ban đầu: tai nạn thương tích của bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 032
Giao diện Điều dưỡng nhập thông tin tai nạn thương tích cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng nhập thông tin tai nạn thương tích cho bệnh nhân:
- Mở chức năng Tai nạn thương tích từ phòng khám
- Mở chức năng Tai nạn thương tích từ Buồng bệnh
- Mở chức năng Tai nạn thương tích tại Hồ sơ điều trị
- Thực hiện nhập Thông tin tai nạn thương tích
- Sửa thông tin Tai nạn thương tích
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng nhập thông tin tai nạn thương tích cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng Tai nạn thương tích từ phòng khám
Thao tác mở chức năng Tai nạn thương tích như sau:
Bước 1: Tại menu Phòng khám thực hiện chọn chức năng Xử lý yêu cầu
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần nhập thông tin Tai nạn thương tích
Bước 3: Click chọn button Xử lý (Ctrl X) hoặc click đúp vào tên Bệnh nhân
Xuất hiện màn hình Xử lý yêu cầu
Bước 4: Chọn mục Khác
Bước 5: Chọn mục Tai nạn thương tích
- Mở chức năng Tai nạn thương tích từ Buồng bệnh
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chuột phải vào bệnh nhân cần nhập thông tin Tai nạn thương tích
Bước 3: Vào mục Bệnh án
Bước 4: Chọn chức năng Thông tin tai nạn thương tích
- Mở chức năng Tai nạn thương tích tại Hồ sơ điều trị
Bước 1: Tại menu Phòng khám hoặc Buồng bệnh chọn chức năng Hồ sơ điều trị
Bước 2: Click chuột phải vào bệnh nhân cần nhập thông tin Tai nạn thương tích
Bước 3: Vào mục Bệnh án
Bước 4: Chọn chức năng Thông tin tai nạn thương tích
- Thực hiện nhập Thông tin tai nạn thương tích
Các bước tính giường như sau:
Bước 1: Nhập các trường thông tin trong phiếu tai nạn
Bước 2: Chọn button Lưu hoặc tổ hợp phím tắt Ctrl + S để lưu lại thông tin
Bước 3: Chọn button In để in phiếu Tai nạn thương tích
- Sửa thông tin Tai nạn thương tích
Các bước sửa lại thông tin Tai nạn thương tích như sau: Mở lại chức năng theo mục 2.1, 2.2, 2.3
Bước 1: Sửa lại thông tin Tai nạn thương tích
Bước 2: Chọn button Lưu hoặc tổ hợp phím tắt Ctrl S để lưu lại thông tin sửa
Bước 3: Chọn button In để in lại phiếu Tai nạn thương tích sau khi sửa
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật Là thao tác cho quy trình duyệt mổ phiên
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 033
Giao diện Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật:
- Mở chức năng duyệt mổ
- Tạo lịch mổ
- Duyệt phẫu thuật vào lịch mổ
- Nhập các thông tin ekip mổ
- In lịch mổ
- Chỉnh sửa lịch mổ, thay đổi thời gian, thông tin của ca mổ
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật gồm các bước sau:
- Mở chức năng duyệt mổ
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện chức năng duyệt mổ, phòng làm việc được chọn phải là phòng thuộc loại Phòng khán/cls/pttt hoặc buồng bệnh.
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn chọn và mở chức năng “duyệt mổ”.
- Tạo lịch mổ
Điều dưỡng tiến hành chọn khoa thực hiện mổ  tạo lịch mổ
- Duyệt phẫu thuật vào lịch mổ
Chọn checkbox “Ngoài lịch” thêm lịch các dịch vụ cần thực hiện
- Nhập các thông tin ekip mổ
Check “Trong lịch” chọn dịch vụ cần thực hiện  chọn thời gian dự kiến  chọn kíp mẫu hoặc tạo kíp mẫu  lưu
- In lịch mổ
- Chỉnh sửa lịch mổ, thay đổi thời gian, thông tin của ca mổ
Trong trường hợp phát hiện định có sai sot nào đó, điều dưỡng vào lịch chức năng ‘’Duyệt mổ” tìm đến lịch mổ cần chỉnh sửa
Sau khi hủy duyệt bấm nút sửa để sửa thời gian thực hiện
Thay đổi thông tin kíp thực hiện: Tìm đến dịch vụ cần thay đổi thông tin kíp  hủy duyệt  thay đổi kíp  lưu  duyệt lại dịch vụ
CÁC Cấu hình sử dụng trong chức năng
- Cấu hình hệ thống
+ Key cấu hình MUST_BE_APPROVED_BEFORE_PROCESS_SURGERY Có bắt buộc duyệt phẫu thuật hay không giá trị
Giá tị là 1: phải duyệt phẫu thuật mới hiển thị ở phòng xử lý PT.
giá trị là 0: tự động hiển thị ở phòng xử lý, không cần phải lên lịch và duyệt
Giá trị mặc định là 0.
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng theo dõi viện phí của bệnh nhân điều trị
Chức năng này được dùng khi điều dưỡng ở khoa lâm sàng theo dõi viện phí của bệnh nhân đang điều trị
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 034
Giao diện Điều dưỡng theo dõi viện phí của bệnh nhân điều trị:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng theo dõi viện phí của bệnh nhân điều trị:
- Xem tình hình viện phí của bệnh nhân ở chức năng: Viện phí
- Xem tình hình viện phí của bệnh nhân ở chức năng: cảnh báo viện phí
- Điều dưỡng tạo phiếu yêu cầu tạm ứng cho bệnh nhân thiếu viện phíT
- Chức năng cảnh báo khi kê đơn, chỉ định dịch vụ với bn thiếu viện phí
- Chức năng cảnh báo với bệnh nhân bhyt có số tiền điều trị > hạn mức bhyt
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng theo dõi viện phí của bệnh nhân điều trị gồm các bước sau:
- Xem tình hình viện phí của bệnh nhân ở chức năng: Viện phí
- Mở chức năng Cảnh Báo Viện Phí
Thao tác mở chức năng Cảnh báo viện phí
Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh, Click mở chức năng “Cảnh báo viện phí”
+ Xem tình hình viện phí của bệnh nhân ở chức năng: cảnh báo viện phí
+ Điều dưỡng tạo phiếu yêu cầu tạm ứng cho bệnh nhân thiếu viện phí
Chọn bệnh nhân thiếu tiền viện phí  tạo yêu cầu tạm ứng  nhập tạm ứng  lưu  In
- Chức năng cảnh báo khi kê đơn, chỉ định dịch vụ với bn thiếu viện phí
- Chức năng cảnh báo với bệnh nhân bhyt có số tiền điều trị > hạn mức bhyt
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG
- Cấu hình hệ thống
+ Key cấu hình HIS.Desktop.WarningOverTotalPatientPrice Mức tiền cảnh báo nợ viện phí đối với bệnh nhân nội trú
+ Key cấu hình HIS.Desktop.WarningOverTotalPatientPrice__IsCheck Có kiểm tra mức tiền cảnh báo nợ viện phí đối với BN nội trú hay không:
- Giá trị= 1: có kiểm tra
- Giá trị =0 hoặc không khai báo: Không kiểm tra
+ Key cấu hình His.Desktop.IsUsingWarningHeinFee Cấu hình cảnh báo trần chi phí BHYT. Đăt 1: Có cảnh báo trần chi phí BHYT(khi mở màn hình chỉ định DVKT, và kê đơn, thực hiện lấy các dữ liệu cấu hình trần BHYT để kiểm tra (HIS_WARNING_FEE_CFG)- Nếu tổng chi phí BHYT của hồ sơ vượt quá định mức thì hiển thị cảnh báo. Nhưng vẫn cho phép người dùng lưu.). Đặt khác 1: Không cảnh báo.
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng thực hiện chăm sóc cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi điều dưỡng thực hiện và in phiếu chăm sóc cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 035
Giao diện Điều dưỡng thực hiện chăm sóc cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng thực hiện chăm sóc cho bệnh nhân:
- Mở chức năng chăm sóc từ buồng bệnh, tờ điều trị
- Tạo phiếu chăm sóc theo ngày
- Nhập từng y lệnh chăm sóc
- Nhập dấu hiệu sinh tồn
- Chỉ định suất ăn cho bệnh nhân
- In phiếu chăm sóc
- Sửa phiếu chăm sóc
- In gộp chăm sóc nhiều lần, nhiều ngày
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng thực hiện chăm sóc cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng chăm sóc từ buồng bệnh, tờ điều trị
Thao tác mở chức năng chăm sóc từ buồng bệnh, tờ điều trị như sau
Bước 1: Tại menu Buồng điều trị thực hiện chọn chức năng Buồng bệnh
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần tạo phiếu chăm sóc
Bước 3: Click chuột phải chọn Bệnh án – Chăm sóc. Hoặc có thể click chọn button Chăm sóc(Ctrl N) ở tờ điều trị
Tờ điều trị
Xuất hiện màn hình Chăm sóc
- Tạo phiếu chăm sóc theo ngày
+ Bước 1: Click chọn button Thêm (Ctrl N) ở màn hình chăm sóc để tạo tờ chăm sóc
+ Bước 2: Click chọn biểu tượng chữ thập ở màn hình chăm sóc để tạo phiếu chăm sóc mới or click vào dấu X để xóa tờ chăm sóc
Xuất hiện màn hình tạo phiếu chăm sóc
-Nhập từng y lệnh chăm sóc
Bước 1: Chọn mẫu phiếu chăm sóc nếu có sẵn
Bước 2: Nếu chưa có mẫu thì ta nhập các giá trị vào các y lệnh chăm sóc thường quy(có thể là X)
Bước 3: Chọn loại chăm sóc và điền giá trị cho nó (có thể là X)
Bước 4: Nếu bệnh nhân phát sinh diễn biến hoặc có y lệnh riêng thì nhập vào phần y lệnh và diễn biến
Bước 5: Sau khi nhập đủ các giá trị chăm sóc thường quy tại bước 2 và bước 3 hoặc cả bước 4 nếu có thì bạn thực hiện lưu lại phiếu chăm sóc bằng các chức năng tại khung số 5.
Lưu mẫu: Là lưu lại mẫu phiếu chăm sóc để lần sau có thể dùng lại mẫu đấy mà không phải nhập lại các giá trị ở bước 2,3,4
Lưu: Là chỉ thực hiện lưu lại phiếu chăm sóc
- Nhập dấu hiệu sinh tồn
Sau khi Lưu xong ở bước 5 thì lúc này button Dấu hiệu sinh tồn sẽ hiện lên để có thể click chọn
Màn hình để nhập dấu hiệu sinh tồn
- Bước 1: Nhập các chỉ số của dấu hiệu sinh tồn vào màn hình nếu chưa có (Thường nó sẽ tự động lấy giá trị ở tờ điều trị hoặc ngoài phòng khám vào)
- Bước 2: Sau khi nhập xong chọn button Lưu để lưu lại các chỉ số dấu hiệu sinh tồn
- Chỉ định suất ăn cho bệnh nhân
Bước 1: Click chọn button Suất ăn
Màn hình chỉ định suất ắn
Bước 1: Chọn bệnh nhân cần chỉ định mặc định là 1 bệnh nhân đang chỉ định, có thể chọn nhiều bệnh nhân để chỉ định
Bước 2: Chọn suất ăn, số lượng, thời gian (sáng, trưa, tối)
Bước 3: Sau khi chỉ định tại bước 2 bạn thực hiện lưu lại bằng các chức năng tại khung số 3.
Lưu in: Là lưu lại chỉ định và thực hiện in luôn phiếu ăn
Lưu: Là chỉ thực hiện lưu lại phiếu ăn
Bước 4: Sau khi Lưu xong nếu bệnh nhân muốn thanh toán luôn thì có thể click chọn button thanh toán ở khung số 4
- In phiếu chăm sóc
Sau khi làm xong hết các bước trên ta thể click chọn button In ấn để in phiếu chăm sóc
Phiếu chăm sóc: Là in phiếu chăm sóc thường quy
Phiếu chăm sóc_Y lệnh: Là phiếu có diễn biến và y lệnh phát sinh của bệnh nhân
- Sửa phiếu chăm sóc
Bước 1: Mở màn hình tờ chăm sóc chọn biểu tượng ở khung 1 để sửa tờ chăm sóc
Bước 2: Sau khi sửa giá trị y lệnh thì t chọn button Lưu (Ctrl S) để lưu lại các giá trị mới nhất
- In gộp chăm sóc nhiều lần, nhiều ngày
Bước 1: Mở màn hình tờ chăm sóc chọn từ ngày đến ngày ở khung 1 sau đó click button Tìm để hiển thị tất cả tờ chăm sóc đã làm trong ngày đấy
Bước 2: Tick chọn những phiếu cần in ở khung 1 sau đó click chọn button In ấn ở khung 2 để in phiếu chăm sóc
Phiếu chăm sóc: Là in phiếu chăm sóc thường quy
Phiếu chăm sóc_Y lệnh: Là phiếu có diễn biến và y lệnh phát sinh của bệnh nhân
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG
- Cấu hình hệ thống
+ kEY CẤU HÌNH MOS.HIS_CARE_SUM.ALLOW_UPDATING_AFTER_LOCKING_TREATMENT Giá trị 1: Cho phép thêm/sửa/xóa thông tin chăm sóc sau khi hồ sơ đã khóa. Giá trị 0: Không cho phép . Giá trị mặc định là 0
Hướng dẫn sử dụng:Điều dưỡng thực hiện xếp lịch chạy thận cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng lập lịch và sắp xếp lịch chạy thận cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 036
Giao diệnĐiều dưỡng thực hiện xếp lịch chạy thận cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụĐiều dưỡng thực hiện xếp lịch chạy thận cho bệnh nhân:
- Bắt đầu
- Tạo lịch chạy thận và nhập thông tin tương ứng
- Xem thông tin lịch chạy thận đã tạo cho bệnh nhân trên màn hình “Xếp lịch chạy thận”
- In lịch chạy thận
- Thao tác khi chạy thận theo lịch
Mô tả chi tiết các chức năng có trongĐiều dưỡng thực hiện xếp lịch chạy thận cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Bắt đầu
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện nghiệp vụ “Lên lịch chạy thận cho bệnh nhân” này cần chọn phòng là loại phòng : buồng bệnh
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn chọn chức năng “xếp lịch chạy thận” trên menu trong Buồng
- Bước 1 : Tạo lịch chạy thận và nhập thông tin tương ứng
- Mở chức năng “xếp lịch chạy thận” để tạo lịch chạy thận cho bệnh nhân :
- Chọn 1 bệnh nhân cần thiết lập lịch chạy thận trên danh sách bệnh nhân (1). Danh sách này hiển thị dữ liệu theo điều kiện lọc phía trên của danh sách bao gồm :
+ Combobox “Buồng bệnh” : Hiển thị mặc định buồng hiện tại đang làm việc, cho phép sửa sang buồng khác cùng khoa với buồng đang làm việc (2) => Danh sách bệnh nhân hiển thị những bệnh nhân thuộc buồng đã chọn
+ ô check “Toàn khoa” : Mặc định không check, Khi check vào ô này thì sẽ hiển thị tất cả những bệnh nhân thuộc khoa đang làm việc (3)
Tại danh sách này chọn 1 bệnh nhân để thiết lập lịch chạy thận
- Để tạo được lịch chạy thận cho bệnh nhân thì cần nhập các thông tin (4) :
+ Ngày (là trường dữ liệu bắt buộc nhập) : Chọn ngày cho bệnh nhân thực hiện lịch chạy thận
+ Ca (là trường dữ liệu bắt buộc nhập) : Thông tin này được thiết lập sẵn và có giá trị từ 1 đến 5. Chọn 1 giá trị bất kỳ cho bệnh nhân chạy thận vào ca nào, ngày nào
+ Máy (là trường dữ liệu bắt buộc) : Hiển thị những máy được thiết lập tại danh mục máy cận lâm sàng và được thiết lập với phòng được chọn tại ô “Phòng chạy” (phía trên cùng)
+ Gói vật tư (là trường dữ liệu bắt buộc) : Hiển thị những đơn thuốc/vt nằm trong danh mục và được check “gói chạy thận”
+ Dịch vụ (là trường dữ liệu bắt buộc) : Hiển thị những dịch vụ được check vào ô check “chạy thận” tại danh mục “Dịch vụ kỹ thuật”
+ Đối tượng thanh toán (Là trường dữ liệu bắt buộc) : mặc định hiển thị đối tượng thanh toán của bệnh nhân được chọn. Cho phép sửa
+ Người chỉ định (Là trường dữ liệu bắt buộc): Mặc định là tài khoản hiện tại đang làm việc. Cho phép sửa
Sau khi nhập đầy đủ thông tin trên => Click nút “Đưa vào lịch” (5)=> Hoàn thành các bước tạo lịch chạy thận cho bệnh nhân đã chọn
- Bước 2 : Xem thông tin lịch chạy thận đã tạo cho bệnh nhân trên màn hình “Xếp lịch chạy thận”
- Sau khi ấn nút tạo lịch thành công thì sẽ hiển thị thông tin lịch chạy thận lên trên grid phía trên
- Phần xem thông tin lịch chạy thận này được lọc dữ liệu theo các điều kiện lọc phía trên bao gồm :
+ Phòng chạy : Hiển thị những phòng được check “Phòng chạy thận” tại danh mục phòng khám/cls/pttt (là trường dữ liệu bắt buộc chọn để xếp lịch chạy thận cho bệnh nhân). Khi chọn phòng nào thì sẽ hiển thị danh sách lịch chạy thận của phòng đó
+ Tuần từ … đến … : chọn thời gian ngày bất kỳ để xem thông tin lịch chạy thận đã xếp cho bệnh nhân trong khoảng thời gian đó
+ Thứ : muốn xem các ca chạy thận theo thứ trong tuần (thứ 2 đến chủ nhật) thì chọn 1 thứ bất kỳ => sẽ mặc định hiển thị ngày theo thứ đã chọn và ngược lại
+ Ca : chọn 1 ca bất kỳ (từ 1 đến 5) => Hiển thị thông tin lịch chạy thận theo ca đã chọn
+ Máy chạy thận : Chọn 1 máy chạy thận bất kỳ (danh sách máy hiển thị những máy được check máy chạy thận và được thiết lập với phòng chạy) => Danh sách hiển thị thông tin những ca lịch chạy thận được xếp với máy đã chọn
Ấn tìm kiếm để lọc ra những dòng lịch chạy thận đã được xếp tương ứng với các điều kiện đã chọn
- Bước 3 : In lịch chạy thận
- Tại màn hình xếp lịch chạy thận => ấn nút “In” để in ra danh sách những ca chạy thận trong ngày đã chọn : Phiếu in thể hiện được thông tin phòng chạy thận và các lịch chạy thận được chia theo từng ca trong ngày đã chọn
- Bước 4 : Thao tác khi chạy thận theo lịch
- Sau khi thực hiện xếp lịch chạy thận cho bệnh nhân => chọn phòng chạy thận đã chọn khi tạo lịch cho bệnh nhân => chọn chức năng “Chạy thận” => Hiển thị các thông tin : Lịch chạy thận theo ca đã xếp tương ứng với ngày được chọn trên màn hình
- Để thực hiện chạy thận cho bệnh nhân :
+ Chọn 1 dòng lịch bất kỳ => đổi trạng thái về “Đang xử lý” => thực hiện chạy thận cho bệnh nhân
+ Sau khi chạy thận thành công => đổi trạng thái dòng lịch về “Hoàn thành” => click vào icon để kê thuốc chạy thận cho bệnh nhân và hoàn thành chạy thận theo lịch
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng lĩnh hao phí khoa phòng
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng lĩnh hao phí khoa phòng Là thao tác lĩnh thuốc vật tư tại phòng khám hoặc buồng bệnh
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 037
Giao diện Điều dưỡng lĩnh hao phí khoa phòng:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng lĩnh hao phí khoa phòng:
- Bắt đầu
- Tạo phiếu xuất hao phí khoa phòng
- In phiếu xuất hao phí khoa phòng
- Trạng thái của phiếu xuất hao phí khoa phòng
- Sửa phiếu xuất hao phí khoa phòng
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng lĩnh hao phí khoa phòng gồm các bước sau:
- Bắt đầu
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện chức năng xuất hao phí khoa phòng này, phòng làm việc được chọn phải là phòng thuộc loại khoa phòng ( tại phòng khám hoặc buồng bệnh)
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng xuất hao phí khoa phòng trên thanh menu giao diện phần mềm.
Giao dịch màn hình xuất hao phí khoa phòng:
- Tạo phiếu xuất hao phí khoa phòng
Sau khi mở được giao dịch màn hình xuất hao phí khoa phòng bạn cần phải chọn kho xuất. Kho xuất sẽ hiển thị tất cả các kho được thiết lập ở kho xuất – phòng. Sau khi thiết lập kho xuất –phòng nhớ reset lại cache +mos.
- Chọn kho xuất xong sẽ hiển thị tất cả các thuốc/vật tư có trong kho đó ở màn hình hiển thị thuốc/ vật tư và bắt buộc phải chọn kho xuất. Nếu không chọn thì sẽ hiển thị cảnh báo cho người dùng biết để thiết lập kho xuất – phòng.
- Khoa yêu cầu ,phòng yêu cầu: là phòng người dùng đang làm việc luôn bị disable và không cho phép sửa.
- Người yêu cầu: mặc định là người đang làm việc tại phòng đó luôn disable không cho phép sửa.
- Mô tả : cho phép nhập hoặc bỏ trống
- Màn hình danh sách hiển thị thuốc/vật tư cho phép tìm kiếm theo mã hoặc tên thuốc/vt cho nhanh.
- Chọn thuốc/ vật tư xong nhập số lượng cần xuất trường số lượng bắt buộc nhập khi không nhập sẽ hiển thị cảnh báo cho người dùng biết.
- Nhập số lượng thuốc/vật tư xong nhấn btn thêm( Ctrl A)danh sách thuốc/vt được xuất đi hiển thị ở màn hình góc bên phải .
- Nhấn nút lưu(Ctrl S) sẽ tạo ra phiếu xuất trong kho xuất với loại là xuất hao phí khoa phòng
- In phiếu xuất hao phí khoa phòng
- In tại màn hình xuất hao phí khoa phòng : sau khi lưu thành công thuốc/vt nút in sẽ được enable cho phép in
- In tại màn hình danh sách xuất:
Chọn chi tiết -> màn hình chi tiết mở ra -> in -> xuất hao phí khoa phòng
- Trạng thái của phiếu xuất hao phí khoa phòng
Có 3 trạng thái : chưa xử lý(màu vàng), đang xử lý(màu xanh), hoàn thành(màu đỏ)
+ TH không tự động duyệt thực xuất phiếu:
+ Sau khi lưu sẽ tạo 1 phiếu xuất , phiếu xuất nào sẽ ở trạng thái chưa xử lý(màu vàng) khi người dùng nhấn duyệt sẽ hiển thị ra form duyệt phiếu
+ Duyệt thành công trạng thái sẽ chuyển sang là đang xử lý(màu xanh)
+ khi thực nhập xong(bằng cách nhấn vào icon + ) trạng thái phiếu xuất sẽ chuyển sang hoàn thành(màu đỏ)
+ TH tự động duyệt, thực xuất phiếu:
+ Thiết lập ở kho cấu hình tự động duyệt và thực xuất thuốc/vt với loại là xuất hao phí khoa phòng( Nhớ reset lại cache+mos)
+ Tạo phiếu xuất bán tại màn hình xuất hao phí kho phòng nhấn lưu sẽ tạo ra phiếu xuất tại màn hình danh sách xuất lúc này trạng thái phiếu xuất sẽ ở trạng thái hoàn thành do đã thiết lập cấu hình tự động duyệt xuất ở kho.
- Sửa phiếu xuất hao phí khoa phòng
Mở màn hình sửa tại danh sách xuất nhấn vào nút sửa trên màn hình sẽ mở ra from màn hình sửa:
+ Tại màn hình sửa mặc định chọn kho mà người dùng đang làm việc, luôn disable không cho phép người dùng sửa.
+ Cho phép thêm mới thuốc/ vt như màn hình tạo mới
+ Khi muốn sửa số lượng thuốc/vt trước đó nhấn vào nút sửa ở bên trái màn hình sẽ cho phép sửa thuốc/vt đó. Sau khi sửa xong nhấn cập nhật(Ctrl U) sẽ cập nhật số lượng vừa sửa của thuốc/vt.
+ Nút hủy (Ctrl H) được enable khi nhấn vào nút sửa. Nếu nhấn vào nút hủy sẽ tự động hủy thuốc/vt muốn sửa.
+ Muốn xóa thuốc/vt nhấn vào nút xóa sẽ xóa thuốc/vt ra khỏi danh sách xuất.
+ Khi nhấn nút lưu( Ctrl S) thì nút in sẽ enable và cho phép in phiếu xuất hao phí khoa phòng.
CÁC cấu hình SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG:
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ExpMestDepaCreate.IsMate_Chemical Màn hình xuất hao phí khoa phòng
Giá trị là 1 - Tách riêng vật tư là hóa chất ra 1 tab
Giá trị là 0 - Mặc định k tách 0
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc Là thao tác thực hiện tại buồng bệnh để kiểm tra xem phản ứng thuốc đối với bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 038
Giao diện Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc:
- Điều dưỡng xem tờ điều trị, phiếu công khai thuốc để biết y lệnh thực hiện yêu cầu thuốc
- Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc
- Nhập thông tin chi tiết của tạo phản ứng thuốc
- In giấy thử phản ứng thuốc
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc gồm các bước sau:
- Bắt đầu
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện chức năng “Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc cho bệnh nhân”, phòng làm việc được chọn phải là phòng thuộc loại “ buồng bệnh”
Sau khi đã chọn loại buồng mà bệnh nhân nhập viện vào thì bạn chọn vào chức năng “ buồng bệnh” trên thanh menu để hiển thị danh sách bệnh nhân trong buồng đó. Nhập từ khóa cần tìm để lấy dữ liệu về bệnh nhân nhanh hơn.
- Bước 1. Điều dưỡng xem tờ điều trị, phiếu công khai thuốc để biết y lệnh thực hiện yêu cầu thuốc ( xem thuốc, đường dùng, liều lượng)
Để thực hiện “ thử phản ứng thuốc cho bệnh nhân bạn cần ” , điều dưỡng cần xem lại tờ điều trị và các phiếu công khai thuốc để biết bệnh nhân cần dùng những thuốc gì, liều lượng và đường dùng như thế nào.
Để xem tờ điều trị : Bạn vào buồng bệnh có chứa bệnh nhân cần thực hiện thử phản ứng thuốc  Tích chọn vào bệnh nhân  Sau đó chọn vào” tờ điều trị” nằm ở dưới màn hình
Button “ tờ điều trị “ sẽ mở ra “ danh sách các tờ điều trị “ được tạo trước đó. Ấn vào icon bút để xem thông tin chi tiết của tờ điều trị đó
Để xem phiếu công khai thuốc : Bạn vẫn thực hiện chức năng này tại buồng bệnh của bệnh nhân cần thử phản ứng thuốc
Chọn chuột phải vào bệnh nhân đó  Chọn “ công khai thuốc, dịch vụ Chọn “công khai thuốc theo ngày”
Mở form tạo phiếu công khai thuốc theo ngày. Bạn chọn các thông tin cần xem gồm Thuốc, vật tư, thời gian, khoa chỉ định  Tiếp đó chọn nút “tạo” hoặc ấn tổ hợp “ctrl T” để mở ra thông tin chi tiết thuốc, vật tư theo ngày của bệnh nhân cần thử phản ứng thuốc
- Bước 2. Điều dưỡng thực hiện thử phản ứng thuốc
Sau khi đã xem tờ điều trị và phiếu công khai thuốc và nắm được đường dùng, liều lượng thì bạn thực hiện thao tác mở from “ phản ứng thuốc” như sau
Vào “ buồng bệnh”  Chọn “ bệnh nhân” cần thao tác Chuột phải rồi chọn “Bệnh án”  Chọn “ phản ứng thuốc”  Hiển thị phiếu phản ứng thuốc
CĐ chính: Chuẩn đoán chính được lấy dữ liệu mặc định ở màn hình xử lý
Bệnh phụ: sử dụng Phím F1 để lấy thông tin các bệnh phụ được thiết lập ở menu danh mục ICD
Mã bệnh phụ: được lấy theo bệnh phụ
Sau đó ấn Lưu hoặc tổ hợp ctrl S để lưu phiếu phản ứng thuốc vừa tạo
- Bước 3. Nhập thông tin chi tiết của Tạo phản ứng thuốc
Chọn icon “ +” để mở form thông tin phản ứng thuốc , icon “x” để xóa phiếu, icon biểu tượng in để in phiếu thử phản ứng thuốc
Mở form thông tin Tạo phản ứng thuốc như hình:
Phương pháp : Hiển thị các danh mục khi Thiết lập tại menu khác Chọn Thuốc- VT máu  Chọn Phản ứng thuốc  Sau đó thêm các danh mục phương pháp phản ứng thuốc
Thuốc: Hiển thị các thuốc được kê của bệnh nhân đó và đã được thực xuất khỏi kho
Người chỉ định, Người thử, Người đọc: Hiển thị các tài khoản đang hoạt động
Thời gian bắt đầu: Hiện đang lấy thời gian đầu của ngày hiện tại ( có thể chỉnh sửa)
Thời gian kết thúc: Lấy thời gian khi bắt đầu ấn icon “+” khi tạo thông tin phản ứng thuốc (có thể chỉnh sửa)
Kết quả: Nhập thông tin kết quả phản ứng thuốc
Lưu: Thao tác lưu lại các thông tin đã nhập ( Hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl S)
Mới: Làm trống, làm mới các thông tin nhập trước đó ( Hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl R)
- Bước 4. In giấy thử phản ứng thuốc
Vào màn “phản ứng thuốc” ấn chọn vào icon in để in Giấy thử phản ứng thuốc
- Tình huống nâng cao 1. Chỉnh sửa, xóa thông tin tạo phản ứng thuốc
+ Chỉnh sửa: Vào form nhập thông tin tạo phản ứng thuốc  Chọn dòng phản ứng thuốc cần sửa  sau khi sửa xong thì chọn “lưu” , Dòng tạo phản ứng thuốc sẽ được cập nhập theo lần sửa gần nhất
+ Xóa: Trên dòng thông tin tạo phản ứng thuốc chọn icon “x” để xóa thông tin
- Tình huống nâng cao 2. Chỉnh sửa, xóa thông tin phản ứng thuốc
+ Xóa phản ứng thuốc: Kích chọn icon “x” để xóa dòng thông tin phản ứng thuốc đã tạo
+ Chỉnh sửa: Chọn dòng thông tin cần chỉnh sau đó sửa lại thông tin ở Khung bên cạnh. Sau đó chọn Lưu (ctrl S)
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân Là thao tác thực hiện tại buồng bệnh thực hiện thao tác truyền dịch cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 039
Giao diện Điều dưỡng thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân:
- Bắt đầu
- Điều dưỡng xem tờ điều trị, phiếu công khai thuốc để biết y lệnh thực hiện yêu cầu thuốc ( xem thuốc, đường dùng, liều lượng)
- Điều dưỡng thực hiện truyền dịch
- Nhập các thông tin truyền dịch
- In phiếu truyền dịch
- Chỉnh sửa thông tin truyền dịch
- Cơ chế tự động tính thời gian truyền dịch
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Bắt đầu
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện chức năng truyền dịch này, phòng làm việc được chọn phải là phòng thuộc loại buồng bệnh.
Sau khi đã vào Buồng bệnh cần làm việc, bạn mở chức năng “Buồng bệnh” trên thanh menu giao diện phần mềm.
- Điều dưỡng xem tờ điều trị, phiếu công khai thuốc để biết y lệnh thực hiện yêu cầu thuốc ( xem thuốc, đường dùng, liều lượng)
Đầu tiên để thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân, điều dưỡng cần xem lại tờ điều trị và các phiếu công khai thuốc để biết bệnh nhân cần dùng những thuốc nào, liều lượng và đường dùng như thế nào.
Xem danh sách tờ điều trị điều dưỡng vào “Buồng bệnh”, click vào bệnh nhân cần truyền dịch, lúc này button “Tờ điều trị” được enable, điều dưỡng nhấn vào button “ Tờ điều trị” để mở ra danh sách “Tờ điều trị”
Sau khi nhấn chuột vào tờ điều trị mở ra form để điều dưỡng xem được danh sách và chi tiết các tờ điều trị đã tạo trước đó
Ngoài ra điều dưỡng còn phải xem các phiếu công khai thuốc theo ngày của bệnh nhân để biết chính xác về liều dùng thuốc.
Điều dưỡng chuột phải vào bệnh nhân cụ thể đang cần truyền dịch, trỏ chuột vào “ Công khai thuốc, dịch vụ”, chọn “ Công khai thuốc theo ngày”
Sau khi chọn xong hiện ra form để tạo phiếu công khai thuốc
Sau khi đã chọn xong các thông tin như: tích chọn thuốc hoặc vật tư ( có thể tích cả 2 nếu muốn xem cả thuốc và vật tư), Ngày, Khoa chỉ định,… thì nhấn button “Tạo” hoặc tổ hợp phím “CTRL T” để tạo và xem phiếu công khai thuốc.
- Điều dưỡng thực hiện truyền dịch
Sau khi điều dưỡng đã xem tờ điều trị và phiếu công khai thuốc và nắm được liều lượng đường dùng thuốc thì bắt đầu thực hiện thao tác truyền dịch cho bệnh nhân.
Điều dưỡng chuột phải vào bệnh nhân, trỏ chuột vào “ Bệnh án”, chọn “ Truyền dịch”
Sau khi chọn xong sẽ mở ra form để tạo phiếu truyền dịch
Điều dưỡng nhập có thể nhập thêm các thông tin như bệnh phụ hay ghi chú (không bắt buộc) và nhấn button “Lưu” hoặc tổ hợp “CTRL S”.
- Nhập các thông tin truyền dịch
Tiếp theo điều dưỡng sẽ nhập thông tin truyền dịch ở phiếu truyền dịch vừa mới tạo
Form nhập thông tin truyền dịch sẽ hiển thị như sau:
+ Thời gian kê đơn: Đang mặc định hiện thời gian hiện tại. Điều dưỡng có thể chọn thời gian đã kê đơn thuốc trước đó
+ Thuốc: Khi chọn ngày có đơn thuốc thì những thuốc đã kê sẽ hiện ở ô này để điều dưỡng chọn
+ Sau khi điều dưỡng chọn thuốc thì thông tin về “Tên”, “Số lô”, “Hạn sử dụng” sẽ tự fill vào và disable không cho sửa
+ Còn 2 ô “ĐVT”, “Số lượng”, “Chỉ định” cũng tự fill thông tin vào tuy nhiên 2 ô này cho phép điều dưỡng sửa theo các lần truyền dịch.
+ Dung tích (ml): dung tích truyền
+ Tốc độ: Tốc độ truyền. Nhập tốc độ truyền thì bắt buộc phải nhập đơn vị ( đang mặc định giọt-phút và cho phép sửa)
+ Tỷ lệ quy đổi: Dựa trên đơn vị mà người dùng chọn (nếu đơn vị là giọt- phút thì mặc định tỷ lệ quy đổi là 20. Còn nếu đơn vị là ml/phút hoặc ml/h thì tỷ lệ quy đổi là 1 và không cho phép sửa)
+ Thực hiện: tên người thực hiện truyền dịch
+ Bắt đầu: Thời gian bắt đầu truyền dịch.
+ Kết thúc: Chỉ cần nhập thời gian bắt đầu thì phần mềm sẽ tự tính thời gian kết thúc truyền dịch
+ Ghi chú: những ghi chú cho lần truyền dịch
Sau khi nhập xong thông tin nhấn button “Lưu” hoặc tổ hợp phím “CTRL S”. Lưu thành công thông tin truyền dịch khi có thông báo Xử lý thành công.
- In phiếu truyền dịch
Sau khi đã tạo xong phiếu truyền dịch và nhập thông tin truyền dịch, ở màn hình tạo phiếu truyền dịch điều dưỡng có thể tiến hành in phiếu truyền dịch đã tạo
- Chỉnh sửa thông tin truyền dịch
Trong trường hợp điều dưỡng muốn sửa thông tin truyền dịch, đầu tiên điều dưỡng cần mở lại phiếu truyền dịch đã tạo. Các bước tương tự như trên: Vào buồng bệnh => Chuột phải vào bệnh nhân => Trỏ chuột vào: “Bệnh án” => Chọn “Truyền dịch”. Lúc này sẽ mở ra form để tạo phiếu truyền dịch và danh sách các phiếu truyền dịch đã tạo
Sau khi bấm nút cộng thì sẽ hiện ra các thông tin truyền dịch cũ như sau. Để sửa thì click chuột vào 1 dòng thông tin truyền dịch cần sửa
Sau khi đã sửa xong ấn button “Lưu” hoặc nhấn tổ hợp phím “CTRL S” để lưu. Thông báo “Xử lý thành công” tức là đã sửa thành công thông tin truyền dịch.
- Cơ chế tự động tính thời gian truyền dịch
Chỉ cần nhập thời gian bắt đầu là phần mềm có thể tính ra được thời gian kết thúc
Thời gian kết thúc = Thời gian bắt đầu + Thời gian truyền
Thời gian truyền = Tốc độ * Tỷ lệ chuyển đổi thời gian * Tỷ lệ chuyển đổi dung tích
( Đơn vị là phút làm tròn)
Các Key cấu hình sử dụng trong chức năng:
- Cấu hình tài khoản:
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__HIS_PLUGINS_INFUSION_CREATE__IS_PRINT_IS_SIGN_IS_PRINT_DOCUMENT_SIGNED
Mô tả: Cấu hình tự động check in, ký và in văn bản kí của chức năng Truyền dịch
IsPrint: In - giá trị 1 - check và ngược lại
IsSign: Ký - giá trị 1 - check và ngược lại
IsPrintDocumentSigned: In văn bản ký - giá trị 1 check và ngược lại
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng thực hiện truyền máu cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng thực hiện truyền máu cho bệnh nhân Là thao tác thực hiện tại buồng bệnh để thực hiện tác vụ truyền máu đối với bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 040
Giao diện Điều dưỡng thực hiện truyền máu cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng thực hiện truyền máu cho bệnh nhân:
- Bắt đầu : Đăng nhập vào buồng bệnh
- Kê đơn máu cho bệnh nhân
- Điều dưỡng thực hiện truyền máu cho bệnh nhân
- In phiếu truyền máu
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng thực hiện truyền máu cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Bắt đầu : Đăng nhập vào buồng bệnh
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để điều dưỡng thực hiện được việc xử lý truyền máu cho bệnh nhân thì cần đăng nhập vào buồng bệnh có chứa bệnh nhân đang có yêu cầu thực hiện truyền máu.
- Kê đơn máu cho bệnh nhân
Để thực hiện truyền máu cho bệnh nhân trước tiên cần kê đơn máu cho bệnh nhân ở chức năng “Kê đơn máu “.Vào phòng làm viện là buồng bệnh >> Click chuột vào bệnh nhân muốn kê máu >>Kê đơn máu
Tại màn hình kê đơn máu .người dùng cần phải điền các thông tin máu phù hợp với bệnh nhân . chọn Kho xuất , loại máu , nhóm máu , số lượng tương ứng và Lưu để lưu lại đơn máu .
Sau khi đơn máu đã cập nhật thành công , chuyển vào kho xuất (Kho máu ) để thực hiện thực xuất máu cho bệnh nhân . Chọn chức năng Nhập xuất tồn >> chọn Danh sách xuất để xem chi tiết đơn máu yêu cầu .Kiểm tra đơn máu xem có đúng với yêu cầu không và thực hiện Duyệt máu cho bệnh nhân
Tạo phiếu duyệt máu . chọn loại máu và túi máu tương ứng >> Lưu và thực xuất máu cho bệnh nhân
- Điều dưỡng thực hiện truyền máu cho bệnh nhân
Khi bệnh nhân đã hoàn thành kê đơn máu và điều dưỡng sẽ thực hiện truyền máu cho bệnh nhân . Vào chức năng buồng bệnh . Click chuột phải vào bệnh nhân >> chọn bệnh án >> Truyền máu và thực hiện truyền máu .
Tại màn hình truyền máu điều dưỡng nhập các thông tin truyền máu . Chọn mũi tên màu xanh để bắt đầu thực hiện truyền máu cho bệnh nhân .Nhập các thông tin chuẩn đoán chính , chuẩn đoán phụ , người truyền ,thời gian truyền ,lần thứ ,dung tích truyền , … >> Lưu để lưu thông tin bệnh án của bệnh nhân truyền máu .
Xử lý Lưu hoàn tất trạng thái của phiếu truyền máu sẽ chuyển sang màu đỏ (Hoàn thành ). Click vào phiếu truyền máu , chọn dấu + bên phải phiếu điền các thông tin liên quan đến phiế truyền máu : thời gian đo ,tốc độ truyền , màu sắc niêm mạc , nhịp thở ,mạch ,huyết áp (max) ,huyết áp (min) , thân nhiệt , diễn biến khác ,…
- In phiếu truyền máu
Tại màn hình truyền máu . chọ button In ấn để in phiếu truyền máu . Trường hợp bệnh nhân có nhiều phiếu truyền máu , người dùng cần click vào phiếu muốn in để thực hiện in ấn theo mong muốn .
- Điều dưỡng thực hiện sửa thông tin truyền máu cho bệnh nhân .
Vào chức năng buồng bệnh >> chuột phải vào bệnh nhân >> bệnh án >> truyền máu
Trong màn hình truyền máu , người dùng có thể thực hiện thao tác sửa các thông tin truyền máu , thêm thông tin truyền máu hoặc xóa thông tin tuyền máu
Click vào phiếu truyền máu , click dấu cộng để thêm thông tin truyền và điền các thông tin thời gian đo , tốc độ truyền , màu sắc niêm mạc , nhịp thở , mạch, huyết áp (max) , huyết áp (min ), thân nhiệt , diễn biến khác ,.. tương ứng .
Chọn các thông tin cần sửa để sửa thông tin truyền máu mong muốn và click vào dấu X màu đỏ để xóa các thông tin truyền máu mong muốn
Các Key Cấu Hình Hệ Thống:
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.BrowseExportTicket.AllowExportBloodOverRequest 0 Cấu hình cho phép số lượng duyệt máu lớn hơn số lượng yêu cầu
+ 1 : Cho phép
+ 0 : Không cho phép
Hướng dẫn sử dụng: Duyệt phiếu lĩnh máu từ khoa phòng
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng Duyệt phiếu lĩnh máu từ khoa phòng cho bệnh nhân điều trị
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 047
Giao diện Duyệt phiếu lĩnh máu từ khoa phòng:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Duyệt phiếu lĩnh máu từ khoa phòng:
- Quản lý kho mở chức năng danh sách phiếu lĩnh
- Quản lý kho duyệt phiếu lĩnh máu
- In phiếu xuất máu
- Kho máu thay thế chế phẩm máu khi duyệt
- Kho máu chỉ định các xét nghiệm phản ứng chéo khi duyệt máu.
- Tìm kiếm danh sách phiếu lĩnh máu, Trạng thái phiếu lĩnh máu.
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Duyệt phiếu lĩnh máu từ khoa phòng gồm các bước sau:
- Quản lý kho mở chức năng danh sách phiếu lĩnh
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến Kho máu . Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện chức năng duyệt phiếu lĩnh máu , kho làm việc được chọn phải loại kho máu
Sau khi đã vào Kho Máu, bạn chọn chức năng “Danh sách xuất” tiến hành duyệt phiếu lĩnh máu
- Quản lý kho duyệt phiếu lĩnh máu
- In phiếu xuất máu
- Kho máu thay thế chế phẩm máu khi duyệt
- Kho máu chỉ định các xét nghiệm phản ứng chéo khi duyệt máu
- Tìm kiếm danh sách phiếu lĩnh máu, Trạng thái phiếu lĩnh máu
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Duyệt phiếu nhập chuyển kho
Chức năng này được dùng khi Duyệt phiếu nhập chuyển kho Là thao tác kho làm thao tác nhập kho từ kho khác chuyển sang
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 050
Giao diện Duyệt phiếu nhập chuyển kho:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Duyệt phiếu nhập chuyển kho:
- Mở chức năng Danh sách xuất chuyển kho
- Thực hiện Tìm phiếu, Duyệt phiếu
- In phiếu
- Thao tác hủy duyệt, hủy thực xuất phiếu
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Duyệt phiếu nhập chuyển kho gồm các bước sau:
- Mở chức năng Danh sách xuất chuyển kho
Thao tác mở chức năng Danh sách xuất chuyển kho như sau:
Bước 1: Vào menu Kho Dược chọn mục Nhập xuất tồn
Bước 2: Chọn chức năng Danh sách xuất chuyển kho
Xuất hiện màn hình Danh sách xuất chuyển kho
- Thực hiện Tìm phiếu, Duyệt phiếu
Các bước Duyệt phiếu như sau:
Bước 1: Tìm kiếm mã phiếu cần Duyệt
Bước 2: Chọn nút Duyệt và Thực nhập
- In phiếu
Bước 1: Vào nút Xem chi tiết
Bước 2: Chọn nút in để In phiếu
- Thao tác hủy duyệt, hủy thực xuất phiếu
Các bước hủy duyệt, hủy thực nhập phiếu trả như sau:
Bước 1: Tại menu Khoa dược chọn mục Nhập xuất tồn
Bước 2: Chọn chức năng Danh sách xuất chuyển kho
Bước 3: Tìm kiếm phiếu cần hủy duyệt, hủy thực nhập
Bước 4: Chọn nút hủy thực nhập, hủy duyệt
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Duyệt phiếu trả thuốc từ khoa lâm sàng
Chức năng này được dùng khi Duyệt phiếu trả thuốc từ khoa lâm sàng Là thao tác kho làm thao tác nhập phiếu trả thuốc từ khoa lâm sàng
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 051
Giao diện Duyệt phiếu trả thuốc từ khoa lâm sàng:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Duyệt phiếu trả thuốc từ khoa lâm sàng:
- Mở chức năng Danh sách phiếu trả
- Thực hiện Tìm phiếu, Duyệt phiếu
- In phiếu
- Thao tác hủy duyệt, hủy thực nhập phiếu trả
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Duyệt phiếu trả thuốc từ khoa lâm sàng gồm các bước sau:
- Mở chức năng Danh sách phiếu trả
Thao tác mở chức năng Danh sách phiếu trả như sau:
Bước 1: Vào menu Kho Dược
Bước 2: Chọn mục Lĩnh trả
Bước 3: Tại mục Lĩnh trả chọn chức năng Danh sách phiếu trả
Xuất hiện màn hình Danh sách phiếu trả
- Thực hiện Tìm phiếu, Duyệt phiếu
Các bước Duyệt phiếu như sau:
Bước 1: Tìm kiếm mã phiếu cần Duyệt
Bước 2: Chọn nút Duyệt và Thực nhập
- In phiếu
Bước 1: Vào nút Xem chi tiết
Bước 2: Tại màn hình Xem chi tiết, chọn nút check all các thuốc
Bước 3: Chọn nút in để In phiếu
- Thao tác hủy duyệt, hủy thực nhập phiếu trả
Các bước hủy duyệt, hủy thực nhập phiếu trả như sau:
Bước 1: Tại menu Khoa dược chọn mục Lĩnh trả
Bước 2: Chọn chức năng Danh sách phiếu trả
Bước 3: Tìm kiếm phiếu cần hủy duyệt, hủy thực nhập
Bước 4: Chọn nút hủy thực nhập, hủy duyệt
Hướng dẫn sử dụng: Duyệt phiếu trả vật tư, hóa chất từ khoa lâm sàng
Chức năng này được dùng khi Duyệt phiếu trả vật tư, hóa chất từ khoa lâm sàng Là thao tác kho làm thao tác nhập phiếu trả vật tư, hóa chất từ khoa lâm sàng.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 052
Giao diện Duyệt phiếu trả vật tư, hóa chất từ khoa lâm sàng:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Duyệt phiếu trả vật tư, hóa chất từ khoa lâm sàng:
- Mở chức năng Danh sách phiếu trả
- uản lý kho duyệt phiếu
- Quản lý kho in phiếu hoàn trả
- Cơ chế hủy duyệt, hủy thực nhập với phiếu trả
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Duyệt phiếu trả vật tư, hóa chất từ khoa lâm sàng gồm các bước sau:
- Mở chức năng Danh sách phiếu trả
Quản lý kho mở chức năng danh sách phiếu trả, tìm kiếm phiếu, xem trạng thái phiếu
Bước 1: Tại menu Kho (VD: Kho Vật Tư Phát Lẻ). Chọn Lĩnh trả/Danh sách phiếu trả
Bước 2: Xuất hiện màn hình Danh sách phiếu trả.
Tìm kiếm phiếu bằng cách:
+ Nhập mã phiếu trả vào ô “tìm kiếm”. Sau đó bấm Enter
+ Ngoài ra khi không nhớ mã phiếu trả còn có thể tìm kiếm theo các điều kiện lọc như: Ngày tạo, Khoa yêu cầu, Ngày thực nhập,Trạng thái.
Bấm “Tìm kiếm”
Bước 3: Kiểm tra trạng thái phiếu
+ Màu vàng: Là trạng thái “Yêu cầu”. Tức là phiếu mới được lập lên chưa qua kiểm duyệt.
+ Màu xanh: Là trạng thái “Đang thực hiện”. Tức là phiếu đã được kiểm duyệt thành công, đang chờ để thực nhập.
+ Màu đỏ: Là trạng thái “Hoàn thành”. Là khi vật tư được thực nhập vào kho.
- Quản lý kho duyệt phiếu
Sau khi đã tìm kiếm được phiếu hoàn trả. Quản lý kho duyệt phiếu hoàn trả
Bước 1: Chọn vào biểu tượng Duyệt hoặc hình con mắt
Chú ý: Nếu chọn hình Duyệt thì pm sẽ tự động duyệt luôn (Không hiện form Chi tiết phiếu trả)
Bước 2: Xuất hiện màn hình Chi tiết phiếu trả. Bấm “Duyệt” để duyệt phiếu.
Khi đó trạng thái phiếu sẽ chuyển sang màu xanh là “Đang thực hiện”
Bước 3: Thực nhập phiếu hoàn trả.
Người dùng click vào biểu tượng để thực nhập
Sau khi thành công. Trạng thái phiếu sẽ chuyển sang màu đỏ “Hoàn thành”
2.3 Quản lý kho in phiếu hoàn trả
Sau khi đã thực nhập thành công. Quản lý kho in phiếu hoàn trả.
Bước 1: Click vào biểu tượng . Màn hình “Chi tiết phiếu trả” sẽ xuất hiện:
Checked vào tên BN để xem chi tiết các vật tư đã trả trong phiếu
Vào “In/In phiếu trả thuốc, vật tư”
Bước 2: Xuất hiện màn hình “Phiếu trả thuốc chi tiết”. Tại màn hình này người dùng có thể chọn in theo từng loại đơn vị tính. Mặc định là in tất cả.
Bước 3: Xuất hiện form “Xem trước in”. Chọn “số bản” và “In”
- Cơ chế hủy duyệt, hủy thực nhập với phiếu trả
Bước 1: Tại màn hình “Danh sách phiếu trả”. Chọn hình để hủy thực nhập của phiếu hoàn trả
Bước 2: Sau khi hủy thực nhập. Chọn hình để hủy duyệt phiếu hoàn trả
Sau khi hủy duyệt thành công. Phiếu hoàn trả sẽ trở về trạng thái “yêu cầu” (màu vàng)
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Duyệt phiếu xuất chuyển kho
Chức năng này được dùng khi Duyệt phiếu xuất chuyển kho Là thao tác kho làm thao tác xuất kho cho kho khác.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 053
Giao diện Duyệt phiếu xuất chuyển kho:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Duyệt phiếu xuất chuyển kho:
- Mở chức năng Danh sách xuất chuyển kho
- Quản lý kho in phiếu xuất chuyển kho
- Quản lý kho in phiếu xuất chuyển kho
- Cơ chế thay thế cơ số khi duyệt phiếu
- Cơ chế hủy duyệt, hủy thực nhập với phiếu chuyển kho
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Duyệt phiếu xuất chuyển kho gồm các bước sau:
- Mở chức năng Danh sách xuất chuyển kho
Quản lý kho mở chức năng danh sách xuất chuyển kho, tìm kiếm phiếu, xem trạng thái phiếu
Bước 1: Tại menu Kho (VD: Kho Vật Tư Chính). Chọn Nhập Xuất Tồn/Danh sách xuất chuyển kho
Bước 2: Xuất hiện màn hình Danh sách xuất chuyển kho.
Tìm kiếm phiếu bằng cách:
+ Nhập mã phiếu xuất vào ô “Mã phiếu xuất”. Sau đó bấm Enter (checked và ô “Cả phiếu BCS” nếu muốn tìm kiếm cả phiếu BCS tủ trực).
+ Ngoài ra khi không nhớ mã phiếu xuất còn có thể tìm kiếm theo các điều kiện lọc như: Ngày tạo, Ngày thực xuất, Kho nhập, kho xuất để dễ tìm kiếm hơn.
Bấm “Tìm kiếm”
Bước 3: Kiểm tra trạng thái phiếu
+ Màu vàng: Là trạng thái “Yêu cầu”. Tức là phiếu mới được lập lên chưa qua kiểm duyệt để thực xuất.
+ Màu xanh: Là trạng thái “Đang thực hiện”. Tức là phiếu đã được kiểm duyệt thành công, đang chờ để thực xuất.
+ Màu đỏ: Là trạng thái “Hoàn thành”. Là khi vật tư được thực xuất ra khỏi kho.
- Quản lý kho duyệt phiếu xuất chuyển kho
Sau khi đã tìm kiếm được phiếu xuất chuyển kho. Quản lý kho duyệt phiếu xuất kho
Bước 1: Chọn vào biểu tượng Duyệt hoặc hình con mắt
Bước 2: Xuất hiện màn hình Duyệt phiếu xuất. Cần chú ý trong màn hình này tách ra Thuốc và Vật Tư để duyệt riêng. Trước khi lưu để duyệt cần kiểm tra:
- Các thuốc hoặc vật tư được duyệt sẽ được checked (tự động). Nếu không duyệt thì bỏ checked.
- Kiểm tra số lượng duyệt xem đã đủ số lượng cần duyệt chưa (phần mềm sẽ tự động lấy theo số lượng yêu cầu nếu còn đủ khả dụng).
Sau khi đã kiểm tra hoàn tất thì bấm Lưu để duyệt phiếu
Khi đó trạng thái phiếu sẽ chuyển sang màu xanh là “Đang thực hiện”
Bước 3: Thực xuất phiếu xuất chuyển kho.
- Người dùng click vào biểu tượng để thực xuất
Sau khi thành công. Trạng thái phiếu sẽ chuyển sang màu đỏ “Hoàn thành”
- Quản lý kho in phiếu xuất chuyển kho
Sau khi đã thực xuất thành công. Quản lý kho in phiếu Xuất chuyển kho.
Bước 1: Click vào biểu tượng . Màn hình “Chi tiết xuất” sẽ xuất hiện. Click vào “In ấn/Phiếu xuất chuyển kho”
Bước 2: Xuất hiện form “Xem trước khi in”. Chọn “số bản” và “In”
- Cơ chế thay thế cơ số khi duyệt phiếu
Tại màn hình Duyệt phiếu xuất: Người dùng có thể thay đổi số lượng duyệt tại trường “Số lượng duyệt”
- Cơ chế hủy duyệt, hủy thực nhập với phiếu chuyển kho
Kho xuất: Kho Chính Vật Tư
Kho nhập: Kho Vật Tư Phát Lẻ
Bước 1: Tại menu kho xuất. Chọn Danh sách nhập
Bước 2: Tại màn hình Danh sách nhập. Nhập vào “Mã nhập (F2)” để tìm kiếm nhanh phiếu nhập.
Bước 3: Hiện tại phiếu đang ở trạng thái Hoàn Thành (màu đỏ). Click vào hình để hủy thực nhập => chọn “Có” để đồng ý.
Sau khi báo phần mềm báo “Xử lý thành công”. Trạng thái phiếu sẽ chuyển thành Đang yêu cầu (Màu xanh).
Bước 4: Click vào hình sau đó chọn “Có” để hủy duyệt phiếu nhập
Sau khi đã hủy duyệt. Trạng thái phiếu sẽ chuyển về “Yêu cầu” (Màu vàng)
Bước 5: Click vào hình sau đó chọn “Có” để xóa phiếu nhập
Bước 6: Tại Menu Kho xuất. Chọn Nhập Xuất Tồn/Danh sách xuất chuyển kho
Bước 7: Xuất hiện màn hình Danh sách xuất chuyển kho.
- Nhập mã phiếu xuất vào ô “Mã phiếu xuất”. Sau đó bấm Enter
- Lúc này trạng thái phiếu sẽ là “Đang yêu cầu” (màu xanh)
Bước 8: Click vào hình sau đó chọn “Có” để hủy duyệt phiếu xuất
Sau khi đã hủy duyệt thành công. Trạng thái phiếu sẽ là “Yêu cầu” (Màu vàng).
Bước 9: Click vào hình sau đó chọn “Có” để hủy phiếu xuất
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG:
- Cấu hình hệ thống
Key cấu hình MOS.HIS_MEDI_STOCK.IS_AUTO_TRANSFER Có tự động duyệt xuất, thực xuất, tạo phiếu nhập, duyệt nhập, thực nhập đối với xuất chuyển kho khi người dùng có quyền ở cả kho xuất và kho nhập hay không:1 - Có, 0 - Không. Mặc định 0.
Hướng dẫn sử dụng: Khai báo thông tin thầu
Chức năng này được dùng khi Quản lý kho khai báo thông tin trúng thầu
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 054
Giao diện Khai báo thông tin thầu:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Khai báo thông tin thầu:
- Quản lý kho mở chức năng tạo thầu
- Kho khai báo thông tin thầu: số quyết định thầu, hạn thầu, tên thuốc/vật tư/ hóa chất, nhà cung cấp, số lượng trúng thầu, giá thầu
- In báo cáo
- Xem thông tin thầu
- Sửa thông tin thầu
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Khai báo thông tin thầu gồm các bước sau:
- Quản lý kho mở chức năng tạo thầu
Thao tác mở chức năng tạo thầu như sau
Bước 1: Tại menu Kho thực hiện chọn chức năng Dự trù Thầu
Bước 2: Click chọn Tạo thầu
- Kho khai báo thông tin thầu: số quyết định thầu, hạn thầu, tên thuốc/vật tư/ hóa chất, nhà cung cấp, số lượng trúng thầu, giá thầu
+ Bước 1: Nhập Tên thầu, quyết định thầu, loại thầu, năm thầu, thời hạn thầu từ ... đến.....
+ Bước 2: Chọn Tên thuốc-vật tư-hóa chất
+ Bước 3: Nhập số lượng thầu, đơn giá, VAT, Số thứ tự thầu, nhà thầu, gói thầu, nhóm thầu -> bổ sung
+ Bước 4: Nhập tất cả các thuốc-vật tư-hóa chất cần tạo trong quyết định thầu đó
+ Bước 5: Lưu
- In báo cáo
- Xem thông tin thầu
+ Bước 1: Tại màn hình kho thực hiện click chọn Dự trù Thầu -> Danh sách thầu
+ Bước 2: Tại màn hình Danh sách thầu: Chọn khoảng thời gian và tên thầu cần xem -> Click tìm -> Hiển thị danh sách thầu -> Click xem thầu nào cần xem
- Sửa thông tin thầu
+ Bước 1: Tại màn hình kho thực hiện click chọn Dự trù Thầu -> Danh sách thầu
+ Bước 2: Tại màn hình Danh sách thầu: Chọn khoảng thời gian và tên thầu cần sửa -> Click tìm -> Hiển thị danh sách thầu
+ Bước 3: Click sửa thầu nào cần sửa -> Chọn thuốc, vật tư sửa thông tin -> Cập nhật -> Lưu
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình HIS.DESKTOP.IMP_MEST_CREATE.BID_MEDI_MATE.ALERT_AMOUNT Cấu hình số lượng thuốc/vật tư. Khi nhập thuốc/vật tư, nếu số lượng còn lại của thuốc/vật tư trong thầu tương ứng nhỏ hơn hoặc bằng số lượng này thì phần mềm sẽ hiển thị cảnh báo
Giá trị mặc định là 100.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ImpMestCreate.IsAutoCheckNoBidInCaseOfBusinessStock: có tự động check chọn "Ngoài thầu" Tại chức năng nhập thuốc/vật tư nếu kho nhập đưc đánh dấu "Là kho kinh doanh" hay không.
Giá trị đặt là 1 nghĩa là Tại chức năng nhập thuốc/vật tư, tự động check chọn "Ngoài thầu" nếu kho nhập đưc đánh dấu "Là kho kinh doanh"
Giá trị đặt là 1 nghĩa là Không tự động.
Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ImpMestCreate.ValidBid: Cấu hình có bắt buộc nhập thông tin thầu tại màn hình nhập thuốc/vật tư hay không.
Giá trị đặt là 1 nghĩa là Bắt buộc nhập thông tin thầu, cụ thể:
++ Với thuốc: Số quyết định thầu, nhóm thầu, gói thầu
++ Với vật tư: Số quyết định thầu, năm thầu, gói thầu.
Giá trị đặt khác 1 nghĩa là Không bắt buộc.
Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình MOS.HIS_SERVICE_REQ.AUTO_CHANGE_BHYT_TO_HOSPITAL_FEE_IF_BID_EXPIRED_DATE_IS_EXCEEDED: Cấu hình có tự động chuyển đối tượng thanh toán từ BHYT sang viện phí nếu thuốc được kê vượt quá hạn thầu hay không.
Giá trị đặt là 1 nghĩa là Tự động chuyển ĐTTT từ BHYT sang viện phí nếu thuốc được kê vượt quá hạn thầu X ngày. Trong đó, X là giá trị được cấu hình tại key MOS.HIS_SERVICE_REQ.AUTO_CHANGE_BHYT_TO_HOSPITAL_FEE_IF_BID_EXPIRED_DATE_IS_EXCEEDED.NUMBER_OF_DAY.
Giá trị đặt Khác 1 nghĩa là Không tự động
Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình MOS.HIS_SERVICE_REQ.AUTO_CHANGE_BHYT_TO_HOSPITAL_FEE_IF_BID_EXPIRED_DATE_IS_EXCEEDED.NUMBER_OF_DAY Cấu hình số ngày vượt quá hạn thầu mà PM sẽ thực hiện tự động chuyển đối tượng thanh toán BHYT sang viện phí 180
Hướng dẫn sử dụng: Kỹ thuật viên gọi bệnh nhân vào lấy mẫu xét nghiệm
Chức năng này được dùng khi kỹ thuật viên gọi bệnh nhân vào lấy mẫu xét nghiệm
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 055
Giao diện Kỹ thuật viên gọi bệnh nhân vào lấy mẫu xét nghiệm:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Kỹ thuật viên gọi bệnh nhân vào lấy mẫu xét nghiệm:
- KTV mở chức năng phòng lấy mẫu
- KTV gọi bệnh nhân vào lấy mẫu xét nghiệm
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Kỹ thuật viên gọi bệnh nhân vào lấy mẫu xét nghiệm gồm các bước sau:
- KTV gọi bệnh nhân vào lấy mẫu xét nghiệm:
+ Bước 1: Tìm bệnh nhân bằng cách nhìn vào danh sách phòng lấy mẫu hoặc đánh mã y lệnh, hoặc các từ khóa tìm kiếm khác (mã barcode, tên bệnh nhân) -> Tìm
+ Bước 2: Click chuột vào biểu tượng loa để gọi bệnh nhân.
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG:
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình LIS.LIS_SAMPLE_STT.SAMPLE_STT_CODE.UNSPECIMEN dùng dể cấu hình trạng thái Chưa lấy mẫu. Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình LIS.LIS_SAMPLE_STT.SAMPLE_STT_CODE.SPECIMEN dùng dể Cấu hình trạng thái Đã lấy mẫu. Giá trị mặc định là 2.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.AssignServiceTestSelect dùng dể cấu hình Chỉ định xét nghiệm máu cho phép chỉ định 1 hay nhiều dịch vụ xét nghiệm:
Giá trị đặt là 1 nghĩa là Chỉ định 1 dịch vụ.
Giá trị khác 1 nghĩa là Chỉ định nhiều dịch vụ.
Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình HIS.DESKTOP.PRINT_TEST_RESULT.PARENT_SERVICE_CODE.GROUP dùng dể Cấu hình mã các dịch vụ cha (cách nhau bằng dấu ,) được in cùng nhóm khi In kết quả tách theo nhóm ở màn hình "Kết nối xét nghiệm"
+ Key cấu hình MRS.HIS_RS.HIS_SERVICE_TYPE.SERVICE_TYPE_CODE.TES_BLOOD dùng dể cấu hình mã loại dv xét nghiệm máu. Giá trị mặc định là XN.
+ Key cấu hình MRS.HIS_SERVICE.SERVICE_CODE.HIV dùng để Cấu hình Mã dịch vụ xét nghiệm HIV.
+ Key cấu hình MRS.HIS_SERVICE.SERVICE_CODE.HBSAG dùng để Cấu hình Mã dịch vụ xét nghiệm HbsAg.
+ Key cấu hình MOS.LIS.ADDRESS dùng để Cấu hình phòng xét nghiệm và địa chỉ hệ thống xét nghiệm.
+ Key cấu hình MOS.ROCHE_FOLDER_RESULT dùng để cấu hình Folder ROCHE trả kết quả xét nghiệm bằng cơ chế file.
+ Key cấu hình MOS.LIS.ROCHE.FILE_FORMAT.ORDER_PREFIX dùng để cấu hình Quy định tiền tố của tên file gửi yêu cầu xét nghiệm sang hệ thống Roche. Giá trị mặc định là IN.
+ Key cấu hình MOS.LIS.IS_CALL_GENERATE_BARCODE dùng để cấu hình Có gọi sang hệ thống LIS để sinh barcode lúc chỉ định xét nghiệm hay không. Giá trị đặt là 1 có nghĩa là Có gọi. Giá trị đặt là 0 nghĩa là Không gọi. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.ConnectionTest__ReturnResultWarningTime Cảnh báo thời gian trả kết quả ở màn hình kết nối xét nghiệm hay không
Giá trị đặt là 1 nghĩa là có Cảnh báo
Giá trị đặt là 0 hoặc không khai báo nghĩa là không cảnh báo
Giá trị mặc định là 0.
Hướng dẫn sử dụng: Kỹ thuật viên lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng Kỹ thuật viên lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm cho bệnh nhân điều trị
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng:
HDSD - 001 - HISPRO - 056
Giao diện Kỹ thuật viên lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Kỹ thuật viên lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm:
- KTV mở chức năng phòng lấy mẫu
- KTV lấy mẫu bệnh phẩm cho bệnh nhân
- KTV In barcode và dán mã vạch
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Kỹ thuật viên lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm gồm các bước sau:
- KTV mở chức năng phòng lấy mẫu
Thao tác mở chức năng Phòng xử lý như sau:
Tại menu của phòng xử lý chọn chức năng “Kết nối xét nghiệm”.
- KTV lấy mẫu bệnh phẩm cho bệnh nhân
Bước 1: Click chọn Bệnh nhân cần nhập thông tin lấy mẫu
Bước 2: Chọn chức năng Lấy mẫu, nhập thông tin lấy mẫu (Barcode, loại mẫu, người lấy mẫu, thời gian lấy mẫu)
- KTV In barcode và dán mã vạch
Sử dụng chức năng In barcode và dán mã vạch lên ống mẫu bệnh phẩm
Hướng dẫn sử dụng: Kỹ thuật viên thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi kỹ thuật viên thực hiện dịch vụ chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 057
Giao diện Kỹ thuật viên thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Kỹ thuật viên thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân:
- KTV mở chức năng phòng xử lý
- Thực hiện nhập thông tin kết quả cho bệnh nhân
- KTV sửa ảnh
- KTV sửa, xóa phiếu kết quả
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Kỹ thuật viên thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- KTV mở chức năng phòng xử lý:
Thao tác mở chức năng Phòng xử lý như sau:
Bước 1: Tại menu của phòng xử lý chọn chức năng “Xử lý yêu cầu”.
Bước 2: Click chọn Bệnh nhân cần nhập thông tin chụp CĐHA
Bước 3: Nhấn chuột hai lần vào tên bệnh nhân hoặc bấm Xử lý để mở ra màn hình nhập thông tin
Xuất hiện màn hình nhập thông tin
- Thực hiện nhập thông tin kết quả cho bệnh nhân
Tại màn hình Xử lý, người dùng thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chụp/ chọn ảnh để chèn ảnh vào phiếu:
Chụp ảnh: Nhấn biểu tượng camera để mở ra màn hình chụp ảnh.
Tại màn hình mở ra, ta thực hiện chức năng Chụp ảnh. Ảnh được chụp sẽ thể hiện sang màn hình bên phải.
Chọn ảnh: Có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để chụp ảnh, sau đó xuất ra file. Chức năng chọn ảnh này cho phép sử dụng các ảnh đã được lưu trong máy tính.
Để chèn ảnh vào phiếu kết quả, ta thực hiện tích chuột trái vào các ảnh cần chèn. (Ảnh sẽ được chèn theo thứ tự chọn).
Bước 2: Nhập các thông tin Mô tả, kết luận, ghi chú
Bước 3: Lưu lại và Kết thúc
Bước 4: In kết quả
- KTV sửa ảnh
Tại màn hình Xử lý, chọn ảnh cần đổi và chọn ảnh thay thế sau đó chọn chức năng “Đổi ảnh”.
- KTV sửa, xóa phiếu kết quả
Tại màn hình Xử lý yêu cầu, chọn điều kiện lọc trạng thái là “Tất cả”. Tìm đến tên bệnh nhân cần sửa, xoá phiếu kết quả (Có thể tìm theo tên bệnh nhân, mã bệnh nhân, mã điều trị, mã y lệnh ở khung tìm kếm)
Chuột phải vào tên bệnh nhân cần sửa, xoá chọn Huỷ kết thúc.
+ Đối với trường hợp Sửa phiếu trả kết quả, người dùng thực hiện tương tự thao tác nhập thông tin khi xử lý trả kết quả tại mục 1.
Bước 1: Nhấn chuột trái 2 lần để mở ra màn hình xử lý
Bước 2: Nhập các thông tin cần chỉnh sửa
Bước 3: Lưu lại và kết thúc
Bước 4: In lại phiếu trả kết quả
+ Đối với trường hợp Xoá phiếu trả kết quả, ta cần thực hiện chuột phải chọn Huỷ bắt đầu
Sau khi huỷ bắt đầu, cần báo lại khoa phòng chỉ định để khoa phòng đó xoá y lệnh.
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG
- Cấu hình tài khoản
+ Key cấu hình CONFIG_KEY__MODULE_CAMERA__SHORTCUT_KEY dùng để Cấu hình phím tắt cho chức năng "chụp ảnh". Đặt giá trị là chuỗi key phím tắt cần gán cho nút, vd: F2. Mặc định sẽ nhận phím tắt F1.
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Lấy báo cáo số liệu bệnh viện
Chức năng này được dùng khi nhân viện bệnh viện lấy báo cáo số liệu
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 058
Giao diện Lấy báo cáo số liệu bệnh viện:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Lấy báo cáo số liệu bệnh viện:
- NV mở chức năng báo cáo
- NV tìm kiếm và tạo báo cáo của mình
- NV in, tải xuống báo cáo
- NV gửi báo cáo cho tài khoản khác trên phần mềm
- NV tìm và lấy lại báo cáo đã lấy trên hệ thống.
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Lấy báo cáo số liệu bệnh viện gồm các bước sau:
- NV mở chức năng báo cáo
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng “Báo cáo” để lấy báo cáo số liệu bệnh viện.
- NV tìm kiếm và tạo báo cáo của mình.
- NV in, tải xuống báo cáo.
- NV gửi báo cáo cho tài khoản khác trên phần mềm
Sau khi tạo báo cáo thành công, NV chọn chức năng chia sẻ, gửi báo cáo.
- NV tìm và lấy lại báo cáo đã lấy trên hệ thống.
Hướng dẫn sử dụng: Thu ngân in hóa đơn, phiếu thu viện phí cho bệnh nhân
Chức năng này được dùng khi thu ngân in hóa đơn, phiếu thu tiền cho bệnh nhân.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 068
Giao diện Thu ngân in hóa đơn, phiếu thu viện phí cho bệnh nhân:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng Thu ngân.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Thu ngân in hóa đơn, phiếu thu viện phí cho bệnh nhân:
- Chức năng Lịch sử giao dịch
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Thu ngân in hóa đơn, phiếu thu viện phí cho bệnh nhân gồm các bước sau:
- Mở chức năng Lịch sử giao dịch
Thu ngân mở chức năng Lịch sử giao dịch của bệnh nhân
Bước 1: Tại form Viện phí (Thu ngân) chọn button “Lịch sử giao dịch”
Bước 2: Xuất hiện màn hình Danh sách giao dịch. Bấm chuột phải vào dòng giao dịch.
Bước 3: Chọn dòng “In phiếu thu thanh toán” để in phiếu thu cho bệnh nhân.
Bước 4: Chọn dòng “In hóa đơn thanh toán chi tiết dịch vụ” để in hóa đơn đỏ cho bệnh nhân.
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Thu ngân khóa hồ sơ
Chức năng này được dùng khi thu ngân tiếp nhận hồ sơ để thanh toán cho bệnh nhân ra viện. Khi tiến hành khóa hồ sơ, khoa phòng sẽ không thể can thiệp làm thay đổi thông tin của hồ sơ bệnh án.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 069
Giao diện Thu ngân khóa hồ sơ:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Thu ngân khóa hồ sơ:
- Khóa viện phí HIS.Desktop.Plugins.TreatmentLockFee
- Thu ngân thực hiện tạm khóa
- Mở khóa “Tạm khóa” viện phí
- Mở khóa viện phí
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Thu ngân khóa hồ sơ gồm các bước sau:
- Thu ngân thực hiện tạm khóa:
Là thao tác Thu ngân thực hiện tạm khóa hồ sơ để khoa phòng sẽ không thể can thiệp làm thay đổi thông tin của hồ sơ bệnh án. Tuy nhiên hồ sơ sẽ không tự động duyệt BHYT và xuất XML đẩy cổng BHYT.
Bước 1: Tại form Viện Phí (Thu Ngân). Thu Ngân chọn hồ sơ bệnh án cần tạm khóa bằng cách nhập mã điều trị của bệnh nhân để tìm kiếm.
Bước 2: Bấm nút “Tạm Khóa (Ctrl B)” hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + B.
Bước 3: Xuất hiện thông báo “Xử lý thành công”. Bấm “Đồng ý” và nút “Tạm khóa (Ctrl B)” sẽ chuyển sang “Bỏ tạm khóa (Ctrl B)”.
Trạng thái hồ sơ sẽ chuyển sang màu hồng.
- Thu ngân thực hiện khóa viện phí:
Là thao tác Thu ngân thực hiện khóa hồ sơ để khoa phòng sẽ không thể can thiệp làm thay đổi thông tin của hồ sơ bệnh án. Hồ sơ sẽ tự động duyệt BHYT và xuất XML đẩy cổng BHYT.
Bước 1: Tại form Viện Phí (Thu Ngân). Thu Ngân chọn hồ sơ bệnh án cần Khóa bằng cách nhập mã điều trị của bệnh nhân để tìm kiếm.
Bước 2: Bấm nút “Khóa (Ctrl L)” và nhập ngày khóa (mặc định là thời gian hiện tại). Sau đó bấm Lưu.
Sau khi Khóa viện phí thành công. Nút khóa sẽ chuyển thành “Mở khóa (Ctrl L)” và Trạng thái của Hồ sơ sẽ chuyển thành màu đỏ.
- Mở khóa “Tạm khóa” viện phí:
Là thao tác mở khóa “Tạm khóa” để khoa phòng chỉnh sửa hồ sơ.
Bước 1: Bấm vào nút “Bỏ tạm khóa (Ctrl B)”.
Bước 2: Bấm “Đồng ý” để mở lại hồ sơ.
Lúc này nút “Bỏ tạm khóa (Ctrl B)” sẽ chuyển về “Tạm khóa (Ctrl B)” đồng thời trạng thái hồ sơ chuyển về màu xanh.
- Mở khóa viện phí:
Bước 1: Tại form Viện Phí (Thu Ngân) chọn menu “BHYT/Duyệt hồ sơ BHYT”.
Bước 2: Xuất hiện form “Duyệt hồ sơ BHYT (Thu Ngân)”. Nhập Mã điều trị của bệnh nhân và bấm “Tìm” để tìm kiếm hồ sơ bệnh án.
Bước 3: Bấm “Mở khóa (Ctrl O)” để mở khóa hồ sơ bệnh án đã được duyệt BHYT.
Bước 4: Bấm nút “Hủy duyệt” để hủy duyệt hồ sơ bệnh án.
Bước 5: Tại form Viện Phí (Thu Ngân) tìm đến hồ sơ bệnh án cần mở khóa viện phí. Sau đó bấm “Mở khóa (Ctrl L)”.
Bước 6: Bấm “Có” để mở khóa viện phí.
Sau khi mở khóa viện phí thành công. Nút “Mở khóa (Ctrl L)” sẽ chuyển thành “Khóa (Ctrl L)” đồng thời trạng thài hồ sơ sẽ chuyển về màu xanh
CÁC CẤU HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỨC NĂNG
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình MOS.HIS_CARE_SUM.ALLOW_UPDATING_AFTER_LOCKING_TREATMENT dùng để Cho phép thêm/sửa/xóa thông tin chăm sóc sau khi hồ sơ đã khóa hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là Cho phép. Giá trị đặt là 0 nghĩa là Không cho phép. Giá trị mặc đinhh là 0.
+ Key cấu hình MOS.HIS_TREATMENT.VERIFY_INVOICE_INFO_MATERIAL_BEFORE_LOCK_FEE đặt giá trị là 1 nghĩa là Không cho phép duyệt khóa viện phí nếu tồn tại vật tư thiếu thông tin hóa đơn chứng từ nhập (phiếu nhập NCC tương ứng với vật tư đó thiếu thông tin "số chứng từ" hoặc "ngày chứng từ"). Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình MOS.HIS_SERVICE_REQ.ALLOW_UPDATE_SURG_INFO_AFTER_LOCKING_TREATMENT dùng để cấu hình Cho phép sửa thông tin xử lý PTTT khi hồ sơ đã khóa hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là Cho phép sửa thông tin xử lý PTTT khi hồ sơ đã khóa. Giá trị đặt Khác 1 nghĩa là Không cho phép. Giá trị mặc định đặt là 0.
+ Key cấu hình HFS.HIS_TREATMENT.FEE_LOCK_TIME_ENABLE_CONTROL dùng để cấu hình có Cho phép sửa thời gian khóa viện phí hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là Cho phép sửa thời gian khóa viện phí. Giá trị mặc định là 1.
+ Key cấu hình MOS.HIS_TREATMENT.ALLOW_FEE_LOCK_TIME_GREATER_THAN_SYSTEM_TIME dùng để cấu hình có Cho phép thời gian duyệt khóa viện phí lớn hơn thời gian hiện tại của hệ thống hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là có Cho phép. Giá trị đặt Khác 1 nghĩa là Không cho phép. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình HIS.Desktop.Plugins.TransactionRepay.AllowAfterLocking dùng để cấu hình có Cho phép hoàn ứng sau khi duyệt khóa viện phí hay duyệt khóa bảo hiểm hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là có Cho phép. Giá trị đặt là 0 nghĩa là Không cho phép. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình MOS.HIS_TREATMENT.AUTO_LOCK_AFTER_FINISH_IF_HAS_NO_PATIENT_PRICE dùng để cấu hình có Tự động khóa viện phí sau khi kết thúc điều trị nếu hồ sơ có số tiền bệnh nhân phải trả bằng hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là có Tự động. Giá trị đặt Khác 1 nghĩa là không tự động. Giá trị mặc định là 0.
+ Key cấu hình MOS.HIS_TREATMENT.AUTO_LOCK_AFTER_BILL dùng để cấu hình có Tự động khóa viện phí sau khi thực hiện giao dịch, BN không còn nợ tiền, không cần hoàn tiền và hồ sơ đã kết thúc điều trị hay không. Giá trị là 1 nghĩa có tự động.
+ Key cấu hình MOS.HIS_SERVICE_REQ.IS_ALLOWING_PROCESSING_SUBCLINICAL_AFTER_LOCKING_TREATMENT dùng để cấu hình có Cho phép xử lý chỉ định CLS sau khi khóa hồ sơ điều trị hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là có Cho phép. Giá trị đặt Khác 1 nghĩa là Không cho phép. Giá trị mặc đinh là 0.
+ Key cấu hình MOS.HIS_TREATMENT.AUTO_LOCK_AFTER_REPAY dùng để cấu hình có Tự động duyệt khóa viện phí sau khi hoàn ứng nếu hồ sơ đã kết thúc điều trị, chưa được duyệt khóa viện phí và số tiền còn phải trả của BN bằng 0 hay không. Giá trị đặt là 1 nghĩa là có tự động. Giá trị đặt Khác 1 nghĩa là không tự động. Giá trị mặc đinh là 0.
Hướng dẫn sử dụng: Thu ngân thanh toán cho bệnh nhân ra viện
Chức năng này được dùng khi Thu ngân Thực hiện thanh toán viện phí (thanh toán tiền các dịch vụ) cho bệnh nhân trước khi ra viện.
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 001 - HISPRO - 076
Giao diện Thu ngân thanh toán cho bệnh nhân ra viện:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khám/cls/pttt..
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn mở chức năng Xử lý yêu cầu.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Thu ngân thanh toán cho bệnh nhân ra viện:
- Thu ngân thanh toán cho bệnh nhân ra viện (THANH TOÁN 1 sổ) là Thực hiện thanh toán viện phí (thanh toán tiền các dịch vụ) cho bệnh nhân trước khi ra viện.
- Mở chức năng
- Mở chức năng “thanh toán” từ màn hình “Viện phí” hoặc mở trực tiếp từ menu. Nếu mở từ menu thực hiện nhập “mã điều trị” cần thanh toán => nhấn enter hoặc tìm kiếm (không cần nhập các giá trị 0 phía trước)
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Thu ngân thanh toán cho bệnh nhân ra viện gồm các bước sau:
Các bước thực hiện thanh toán
- Hiển thị dịch vụ thanh toán:
Chỉ hiển thị các dịch vụ mà có số tiền bệnh nhân phải trả tương ứng với hồ sơ điều trị đang chọn để thanh toán thỏa mãn điều kiện:
+ Chưa được thanh toán lần nào trước đó.
+ Chưa được chốt nợ (ở chức năng chốt nợ)
Không bắt buộc thanh 100% dịch vụ trong 1 lần thanh toán. Người dùng có thể lựa chọn thanh toán 1 số dịch vụ bằng cách check chọn vào ô checkbox ở đầu các dịch vụ.
- Lưu giao dịch thanh toán
Mở chức năng màn hình thanh toán => Chọn các dịch vụ cần thanh toán ở bước 3.1 => Nhấn Lưu (ctrlS) hoặc Lưu in (ctrl I) để lưu giao dịch
Hiển thị “xử lý thành công” là lưu giao dịch thành công
- In ấn phiếu thu, bảng kê
Chỉ hiển thị nút In khi giao dịch đã lưu thành công. Người dùng click vào nút in để thực hiện chọn hình thức in theo yêu cầu (in phiếu thu thanh toán….).
In bảng kê: Lựa chọn loại bảng kê mong muốn để in trên màn hình thanh toán
- Các điều kiện hiển thị dữ liệu trong màn hình thanh toán:
+ Có cho thanh toán trong trường hợp hồ sơ đã khóa điều trị hay chưa.
Check key cấu hình hệ thống: MOS.HIS_BILL.BHYT.MUST_FINISH_TREATMENT_BEFORE_BILLING (Có chặn không cho thanh toán các dịch vụ khi chưa khóa điều trị:Giá trị 1: chỉ bắt bn BHYT. Giá trị 2: bắt buộc với tất cả các đối tượng bệnh nhân.
- Sổ thu chi:
Lần đầu mở phần mềm không hiển thị mặc định sổ thu chi. Từ lần 2 trở đi mặc định hiển thị sổ thu chi lần giao dịch mới nhất.
Điều kiện hiển thị sổ thu chi
+ Là sổ được check là thanh toán trong danh mục sổ biên lai hóa đơn.
+ Sổ do người dùng tạo hoặc do người khác tạo nhưng được phân quyền với người dùng.
+ Sổ không bị khóa (còn hoạt động).
+ Sổ còn số chứng từ giao dịch.
- Số chứng từ:
Nếu là sổ giao dịch không được check “Không tự động tạo số” trong danh mục sổ biên lai hóa đơn thì khi thanh toán trường “Số chứng từ” sẽ bị ẩn, hệ thống tự động sinh số chứng từ tăng dần +1 theo từng giao dịch của sổ
Nếu là sổ giao dịch được check “Không tự động tạo số” trong danh mục sổ biên lai hóa đơn thì khi thanh toán trường “Số chứng từ” sẽ hiển thị cho người dùng nhập, (hệ thống tự động sinh số chứng từ tăng dần +1 theo từng giao dịch của sổ) nhưng người dùng vẫn có thể nhập số chứng từ khác mong muốn (không trùng với số chứng từ đã tồn tại)
- Quỹ hỗ trợ:
Mặc định hiển thị thông tin quỹ nếu hồ sơ điều trị đã có thông tin quỹ trước đó (nhập thông tin quỹ từ màn hình tiếp đón hoặc sửa thông tin hồ sơ điều trị)
Nếu hồ sơ chưa có cho phép nhập thông tin quỹ (lấy từ danh mục “quỹ thanh toán”). Chỉ cho phép nhập số tiền quỹ nhỏ hơn hoặc bằng số tiền bệnh nhân phải thanh toán.
- Tự động hoàn ứng sau khi thanh toán:
Check giá trị key cấu hình hệ thống: HIS.Desktop.Plugins.TransactionBill.IsCheckedAutoRepayAsDefault
+ giá trị 1: checkbox “tự động hoàn ứng” ở màn hình thanh toán sẽ tự động check. Người dùng chọn sổ hoàn ứng => Sau khi thực hiện thanh toán thành công nếu hồ sơ còn thừa tiền sẽ tự động tạo giao dịch hoàn ứng luôn.
+ Giá trị 0: checkbox “tự động hoàn ứng” ở màn hình thanh toán sẽ KHÔNG tự động check nhưng cho phép người dùng check. Nếu không check: Không tạo giao dịch hoàn ứng sau khi thực hiện thanh toán thành công.
- Kiểm tra có tự động check “kết chuyển” khi thanh toán:
Check key cấu hình hệ thống: HIS.TRANSACTION.BILL.AUTO_CARRY_FORWARD
Tùy chọn tự động tích checkbox kết chuyển lúc thanh toán. Giá trị 1 - Không tích, Giá trị 2 - Tích, Giá trị 3 - Tích khi thanh toán hồ sơ đã kết thúc điều trị. Giá trị 4: Checkbox "Kết chuyển" sẽ bị disable, không cho phép người dùng sửa. Phần mềm sẽ tự động check nếu người dùng nhấn nút "Thanh toán", bỏ check nếu người dùng nhấn nút "Thu trực tiếp"
+ Cho phép người dùng check và uncheck theo yêu cầu người dùng.
- Lưu ký (ctrl A)
Thực hiện lưu ký xuất hóa đơn điện tử (kiểm tra liên kết với bên cung cấp hóa đơn điện tử tương ứng như Viettel, BAKV, VNPT…) tương ứng với viện.
\ No newline at end of file
Hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật
Chức năng này được dùng khi Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật Là thao tác cho quy trình duyệt mổ phiên
Mã của tài liệu hướng dẫn sử dụng: HDSD - 033 - HisPro - 001
Giao diện Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật:
- Đăng nhập vào phần mềm
- Sau khi đăng nhập phần mềm, sẽ hiện giao giao diện chọn phòng
Tiếp theo sẽ “click” để chọn vào phòng thuộc loại Phòng khán/cls/pttt.
- Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn chọn và mở chức năng “duyệt mổ”.
Các chức năng trên phần mềm HISpro có chứa nghiệp vụ Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật:
- Mở chức năng duyệt mổ
- Tạo lịch mổ
- Duyệt phẫu thuật vào lịch mổ
- Nhập các thông tin ekip mổ
- In lịch mổ
- Chỉnh sửa lịch mổ, thay đổi thời gian, thông tin của ca mổ
Mô tả chi tiết các chức năng có trong Điều dưỡng sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật gồm các bước sau:
- Mở chức năng duyệt mổ
Sau khi bạn đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng Chọn phòng để chọn đến phòng làm việc của mình. Chi tiết có thể xem hướng dẫn sử dụng 2 chức năng Đăng nhập & Chọn phòng nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện.
Để thực hiện chức năng duyệt mổ, phòng làm việc được chọn phải là phòng thuộc loại Phòng khán/cls/pttt hoặc buồng bệnh.
Sau khi đã vào phòng làm việc, bạn chọn và mở chức năng “duyệt mổ”.
- Tạo lịch mổ
Điều dưỡng tiến hành chọn khoa thực hiện mổ  tạo lịch mổ
- Duyệt phẫu thuật vào lịch mổ
Chọn checkbox “Ngoài lịch” thêm lịch các dịch vụ cần thực hiện
- Nhập các thông tin ekip mổ
Check “Trong lịch” chọn dịch vụ cần thực hiện  chọn thời gian dự kiến  chọn kíp mẫu hoặc tạo kíp mẫu  lưu
- In lịch mổ
- Chỉnh sửa lịch mổ, thay đổi thời gian, thông tin của ca mổ
Trong trường hợp phát hiện định có sai sot nào đó, điều dưỡng vào lịch chức năng ‘’Duyệt mổ” tìm đến lịch mổ cần chỉnh sửa.
Sau khi hủy duyệt bấm nút sửa để sửa thời gian thực hiện.
Thay đổi thông tin kíp thực hiện: Tìm đến dịch vụ cần thay đổi thông tin kíp  hủy duyệt  thay đổi kíp  lưu  duyệt lại dịch vụ
Các Cấu hình sử dụng trong chức năng
- Cấu hình hệ thống:
+ Key cấu hình MUST_BE_APPROVED_BEFORE_PROCESS_SURGERY sử dụng để cấu hình bắt buộc duyệt phẫu thuật hay không giá trị.
Đặt giá trị là 1 nghĩa là phải duyệt phẫu thuật mới hiển thị ở phòng xử lý PT.
Đặt giá trị là 0 nghĩa là tự động hiển thị ở phòng xử lý, không cần phải lên lịch và duyệt
Giá trị mặc định là 0.
File added
File added
File added
File added
File added
File added
File added
File added
File added
File added
File added
File added
[
{
"id": 278,
"question": "Hệ thống có cho phép đóng form chỉ định dịch vụ sau khi lưu in không?",
"answer": "Hệ thống có cho phép đóng form chỉ định dịch vụ sau khi lưu in, tùy thuộc vào cấu hình tài khoản. Nếu giá trị của key cấu hình CONFIG_KEY_HIS_DESKTOP_ASSIGN_SERVICE_CLOSE_FORM_AFTER_PRINT là 1, thì form sẽ đóng sau khi lưu in. Nếu giá trị là 0, form sẽ không đóng.",
"context": "Câu hỏi: Hệ thống có cho phép đóng form chỉ định vụ sau khi lưu in không? Trả lời: Hệ thống có cho phép đóng form chỉ định dịch vụ sau khi lưu in, tùy thuộc vào cấu hình tài khoản. Nếu giá trị của key cấu hình CONFIG_KEY_HIS_DESKTOP_ASSIGN_SERVICE_CLOSE_FORM_AFTER_PRINT là 1, thì form sẽ đóng sau khi lưu in. Nếu giá trị là 0, form sẽ không đóng."
}
]
This diff is collapsed.
File added
Bảng HIS_ACCIDENT_BODY_PART:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_BODY_PART_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_BODY_PART_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Mô tả HIS_ACCIDENT_BODY_PART: Bảng Danh mục vị trí (bộ phận cơ thể) bị tan nạn thương tích
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_BODY_PART_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_BODY_PART.
Trường ACCIDENT_BODY_PART_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_BODY_PART.
Bảng HIS_ACCIDENT_CARE:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_CARE_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_CARE_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Mô tả HIS_ACCIDENT_CARE: Bảng Danh mục loại chăm sóc tai nạn thương tích
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_CARE_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_CARE.
Trường ACCIDENT_CARE_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_CARE.
Bảng HIS_ACCIDENT_HELMET:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_HELMET_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_HELMET_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Mô tả HIS_ACCIDENT_HELMET: Bảng Danh mục mũ bảo hiểm
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_HELMET_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_HELMET.
Trường ACCIDENT_HELMET_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_HELMET.
Bảng HIS_ACCIDENT_HURT:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường TREATMENT_ID (NUMBER, NOT NULL)
Trường CONTENT (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_HURT_TYPE_ID (NUMBER, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_BODY_PART_ID (NUMBER)
Trường ACCIDENT_LOCATION_ID (NUMBER)
Trường ACCIDENT_POISON_ID (NUMBER)
Trường ACCIDENT_VEHICLE_ID (NUMBER)
Trường ACCIDENT_HELMET_ID (NUMBER)
Trường ACCIDENT_RESULT_ID (NUMBER)
Trường ACCIDENT_CARE_ID (NUMBER)
Trường ACCIDENT_TIME (NUMBER)
Trường IS_USE_ALCOHOL (NUMBER)
Trường EXECUTE_ROOM_ID (NUMBER)
Trường EXECUTE_DEPARTMENT_ID (NUMBER)
Trường EXECUTE_LOGINNAME (VARCHAR2)
Trường EXECUTE_USERNAME (VARCHAR2)
Trường STATUS_IN (VARCHAR2)
Trường STATUS_OUT (VARCHAR2)
Trường TREATMENT_INFO (VARCHAR2)
Trường ALCOHOL_TEST_RESULT (NUMBER)
Trường NARCOTICS_TEST_RESULT (NUMBER)
Trường ISSUE_NUMBER (VARCHAR2)
Trường SEEDING_ISSUED_CODE (VARCHAR2)
Trường VIR_ISSUE_NUMBER (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_NAME (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_SUB_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_TEXT (VARCHAR2)
Mô tả HIS_ACCIDENT_HURT: Bảng Lưu thông tin tai nạn thương tích của bệnh nhân. \nLoại quan hệ: nhiều - 1 với bảng HIS_TREATMENT
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường TREATMENT_ID dùng để lưu ID nguồn chi trả khác. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_TREATMENT.ID
Trường CONTENT
Trường ACCIDENT_HURT_TYPE_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_HURT_TYPE. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_HURT_TYPE.ID
Trường ACCIDENT_BODY_PART_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_BODY_PART. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_BODY_PART.ID
Trường ACCIDENT_LOCATION_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_LOCATION. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_LOCATION.ID
Trường ACCIDENT_POISON_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_POISON. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_POISON.ID
Trường ACCIDENT_VEHICLE_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_VEHICLE. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_VEHICLE.ID
Trường ACCIDENT_HELMET_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_HELMET. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_HELMET.ID
Trường ACCIDENT_RESULT_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_RESULT. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_RESULT.ID
Trường ACCIDENT_CARE_ID dùng để lưu ID HIS_ACCIDENT_CARE. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACCIDENT_CARE.ID
Trường ACCIDENT_TIME dùng để lưu Thời gian xảy ra tai nạn
Trường IS_USE_ALCOHOL dùng để đánh dấu có Sử dụng rượu bia hay không, giá trị 1 nghĩa là Sử dụng rượu bia, giá trị khác nghĩa là không phải Sử dụng rượu bia
Trường EXECUTE_ROOM_ID dùng để lưu ID HIS_EXECUTE_ROOM. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_EXECUTE_ROOM.ID
Trường EXECUTE_DEPARTMENT_ID Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_DEPARTMENT.ID
Trường EXECUTE_LOGINNAME
Trường EXECUTE_USERNAME
Trường STATUS_IN dùng để lưu Tình trạng thương tích lúc vào viện
Trường STATUS_OUT dùng để lưu Tình trạng thương tích lúc ra viện
Trường TREATMENT_INFO dùng để lưu Thông tin điều trị
Trường ALCOHOL_TEST_RESULT dùng để lưu Kết quả xét nghiệm nồng bộ cồn. 1: Vượt ngưỡng quy định. 2: Chưa vượt ngưỡng quy định
Trường NARCOTICS_TEST_RESULT dùng để lưu Kết quả xét nghiệm mã túy. 1: Dương tính. 2: Âm tính
Trường ISSUE_NUMBER dùng để lưu Số thứ tự được cấp trong giấy chứng thương
Trường SEEDING_ISSUED_CODE dùng để lưu Số "base" để làm căn cứ sinh ISSUE_NUMBER. Vd: nếu số sinh theo năm thì số này sẽ là 2 số cuối của năm.
Trường VIR_ISSUE_NUMBER
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_CODE
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_NAME
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_SUB_CODE
Trường ACCIDENT_HURT_ICD_TEXT
Bảng HIS_ACCIDENT_HURT_TYPE:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_HURT_TYPE_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_HURT_TYPE_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường BHYT_CODE (VARCHAR2)
Mô tả HIS_ACCIDENT_HURT_TYPE: Bảng Danh mục loại tan nạn thương tích
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_HURT_TYPE_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_HURT_TYPE.
Trường ACCIDENT_HURT_TYPE_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_HURT_TYPE.
Trường BHYT_CODE dùng để lưu Mã tai nạn thương tích theo quy định của bảo hiểm y tế
Bảng HIS_ACCIDENT_LOCATION:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_LOCATION_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_LOCATION_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Mô tả HIS_ACCIDENT_LOCATION: Bảng Danh mục vị trí tai nạn
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_LOCATION_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_LOCATION.
Trường ACCIDENT_LOCATION_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_LOCATION.
Bảng HIS_ACCIDENT_POISON:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_POISON_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_POISON_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Mô tả HIS_ACCIDENT_POISON: Bảng Danh mục nguyên nhân tai nạn ngộ độc
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_POISON_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_POISON.
Trường ACCIDENT_POISON_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_POISON.
Bảng HIS_ACCIDENT_RESULT:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_RESULT_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_RESULT_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Mô tả HIS_ACCIDENT_RESULT: Bảng Diễn biến sau tai nạn giao thông
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_RESULT_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_RESULT.
Trường ACCIDENT_RESULT_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_RESULT.
Bảng HIS_ACCIDENT_VEHICLE:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACCIDENT_VEHICLE_CODE (VARCHAR2, NOT NULL)
Trường ACCIDENT_VEHICLE_NAME (VARCHAR2, NOT NULL)
Mô tả HIS_ACCIDENT_VEHICLE: Bảng Danh mục phương tiện trong tai nạn
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACCIDENT_VEHICLE_CODE dùng để lưu trường Mã của HIS_ACCIDENT_VEHICLE.
Trường ACCIDENT_VEHICLE_NAME dùng để lưu trường Tên của HIS_ACCIDENT_VEHICLE.
Bảng HIS_ACIN_INTERACTIVE:
Trường ID (NUMBER, PRIMARY KEY, NOT NULL)
Trường CREATE_TIME (NUMBER)
Trường MODIFY_TIME (NUMBER)
Trường CREATOR (VARCHAR2)
Trường MODIFIER (VARCHAR2)
Trường APP_CREATOR (VARCHAR2)
Trường APP_MODIFIER (VARCHAR2)
Trường IS_ACTIVE (NUMBER)
Trường IS_DELETE (NUMBER)
Trường GROUP_CODE (VARCHAR2)
Trường ACTIVE_INGREDIENT_ID (NUMBER, NOT NULL)
Trường CONFLICT_ID (NUMBER, NOT NULL)
Trường DESCRIPTION (VARCHAR2)
Trường INSTRUCTION (VARCHAR2)
Trường CONSEQUENCE (VARCHAR2)
Trường MECHANISM (VARCHAR2)
Trường INTERACTIVE_GRADE_ID (NUMBER)
Mô tả HIS_ACIN_INTERACTIVE: Bảng Tương tác thuốc
Bối cảnh sử dụng:
Trường ID dùng để định danh khóa chính duy nhất.
Trường CREATE_TIME dùng để lưu thời gian tạo.
Trường MODIFY_TIME dùng để lưu thời gian sửa.
Trường CREATOR dùng để lưu người tạo.
Trường MODIFIER dùng để lưu người tạo.
Trường APP_CREATOR
Trường APP_MODIFIER
Trường IS_ACTIVE dùng để đánh dấu dữ liệu còn hoạt động hay không, giá trị 1 là còn hoạt động, 0 là đã tạm khóa không còn hoạt động.
Trường IS_DELETE dùng để đánh dấu hố sơ đã xóa chưa, giá trị 1 là đã bị xóa, 0 là chưa xóa.
Trường GROUP_CODE
Trường ACTIVE_INGREDIENT_ID dùng để lưu ID HIS_ACTIVE_INGREDIENT. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACTIVE_INGREDIENT.ID
Trường CONFLICT_ID Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_ACTIVE_INGREDIENT.ID
Trường DESCRIPTION
Trường INSTRUCTION dùng để lưu Hướng xử lý
Trường CONSEQUENCE dùng để lưu Hậu quả
Trường MECHANISM dùng để lưu Cơ chế
Trường INTERACTIVE_GRADE_ID dùng để lưu ID HIS_INTERACTIVE_GRADE. Là khóa ngoại tham chiếu đến HIS_INTERACTIVE_GRADE.ID
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
This diff is collapsed.
Markdown is supported
0% or
You are about to add 0 people to the discussion. Proceed with caution.
Finish editing this message first!
Please register or to comment